Thuế TNDN

Trang chủ

Sách kế toán

 Thuế GTGT

Thuế TNDN

Excel tự học từ cơ bản đến nâng cao giúp bạn thành thạo kỹ năng quan trọng nhất trong công việc.

Làm sao để đọc văn bản nhớ lâu và hiểu

Các sai sót thường gặp mà Cục thuế HCM đưa ra gồm 5 lĩnh vực (hoạt động nhập khẩu, Xây dựng, bất động sản, mỹ phẩm....)

50 tình huống Sai phạm về thuế của Thạc Sỹ Nguyễn Hữu Tuyền

Bút toán cuối kỳ

Muốn vận hành thì phải có quy trình quy định

Xem thêm thuế thu nhập doanh nghiệp 3

Muốn đọc hiểu báo cáo tài chính thì làm thế nào?

Đọc bài này xong các bạn sẽ biết cách để làm sao đọc hiểu được báo cáo tài chính. Tin tôi đi. Nhớ đọc hết bài nhé

Muốn đọc hiểu Báo cáo tài chính 1 Cty ở thời điểm hiện tại và Dự đoán trong tương lai DỄ HAY KHÓ.

TRẢ TRỜI: Không dễ cũng không khó, nếu các bạn biết cách

1. Nắm rõ lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Cty là kinh doanh lĩnh vực gì (Ví dụ nghiên cứu lĩnh vực thép thì các bạn phải biết Cty đang thương mại mua đi bán lại hay là SX. Nếu SX thì phải hiểu tiếp vể quy trình làm ra SP SX cũng như các nguyên liệu đầu vào để tạo ra sản phẩm.... CÁI NÀY CÁC BẠN ĐỌC TRONG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CTY SẼ CÓ ). Vào website cty sẽ thấy

2. Nắm về kinh tế vĩ mô liên quan đến ngành nghề kinh doanh của Cty (Ví dụ giá nguyên liêu đầu vào, chu kỳ tăng giảm giá của nguyên liệu và thành phẩm, hàng hóa của Cty đang kinh doanh..).

3. Hiểu về ban lãnh đạo CTy có trung thực hay ko (Cái này rất quan trọng. Vì sẽ ảnh hưởng đến số xào nấu số liệu báo cáo tài chính nếu ban lãnh đạo Cty không trung thực).

4. Xem Cty có lợi thế cạnh tranh ko (Vì dụ về uy tín thương hiệu, sản phẩm độc quyền, thị trường tiềm năng, ít cạnh tranh...., sản phẩm Cty khó có sản phẩm thay thế. Ví dụ như Hòa Phát đang sản xuất ra HRC (thép cuộn cán nóng, hiện tại ở Viêt Nam chỉ có Hòa Phát và Formosa làm được sản phẩm này...Đây là 1 lợi thế cạnh tranh đó...)

5. Sau khi hiểu hết vấn đề trên rồi thì tiến hành CÁCH ĐỌC TỪNG BÁO CÁO NHƯ SAU:

5.1 Về BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CẦN NẮM.

-Cơ cấu Nguồn vốn (Vốn vay và vốn chủ)

-Nắm được Vốn lưu động là gì và tính ra được được Vốn lưu động để xem Cty có vi phạm nguyên tắc hoạt động liên tục ko và từ đó nói đến Cơ cấu Vốn tài trợ cho TÀI SẢN NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN ĐÃ HỢP LÝ CHƯA.

-Đọc những chỉ tiêu trong yếu trên Bảng cân đối kế toán CÓ SỰ BIẾN ĐỘNG BẤT THƯỜNG NÀO KO TÍNH RA SỐ TUYỆT ĐỐI VÀ TƯƠNG ĐỐI để từ đó tìm hiểu nguyên nhân và phân tích cho từng khoản mục TRỌNG YẾU ĐÓ. Ví dụ 1 số khoản mục mà 100% các bạn phải đọc.

+TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN,

+KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH;

+KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG. (Ví dụ vì sao khoản phải thu khách hàng tăng lên 1 cách bất thường....TÌM HIỂU NHÉ...)

+NGƯỜI MUA TRẢ TIỀN TRƯỚC

+KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁC;

+KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO; (Hàng tồn kho tăng nhiều lên vì sao....NẾU TĂNG ĐỂ DỰ TRỮ CHO NĂM SAU VÌ ĐÃ CÓ HỢP ĐỒNG ĐÃ KÝ TRƯỚC ĐÓ LÀ OK, CÒN NẾU MÀ TĂNG NHƯ KO BÁN ĐƯỢC HÀNG LÀ NGUY TO)

+KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH; KHOẢN MỤC

+KHOẢN MỤC XDCB DỜ DANG (Đây là DẤU HIỆU CHO SỰ TĂNG TRƯỞNG DOANH THU CỦA CTY TRONG TƯƠNG LAI. Và Đây cũng là dấu hiệu cho sự Giảm doanh thu của Cty trong tương lai. Xem TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ CỦA HÒA PHÁT VÀ CỦA HOÀNG ANH GIA LAI SẼ THẤY RÕ).

+KHOẢN MỤC NỢ VAY NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN.

+KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN

+KHOẢN MỤC TRẢ TRƯỚC CHO NGƯỜI BÁN.

+KHOẢN MỤC VỐN CHỦ SỞ HỮU.

5.2 VỀ BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH: Thể hiện lãi lỗ của Cty trong 1 thời kỳ. CHO DÙ LỜI MÀ CHƯA CHẮC CÓ TIỀN. Muốn biết TIỀN LỜI ĐÓ ĐÃ CHUYỂN THÀNH TIỀN HAY CHƯA THÌ XEM LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ. Và phải tính ra chênh lệch số tuyệt đối và tương đối giữa 2 năm (Nếu được phân tích 4-5 năm luôn, mới thấy được sự bền vững của doanh nghiệp) khi tính ra chênh lệch thì tìm hiểu và phân tích vì sao chênh lệch

Cần phải xem là Doanh thu tăng đến từ đâu hoạt động chính hay sao? doanh thu tăng và lợi nhuận tăng hay giảm....rất nhiều thứ. DOANH THU HOẠT ĐỘNG CHÍNH TĂNG VÀ LỢI NHUẬN TĂNG THEO LÀ QUÁ TUYỆT VỜI

5.3 VỀ LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

Đây là thể hiện dòng tiền thu vào và chi ra cho từng hoạt động. CẦN NHÌN KỶ VÀO LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG SXKD.=> Cty mạnh hay ko là ở Dòng tiền này. Dòng tiền này làm dương là ok, Và ổn định và tăng liên tục qua từng năm mới thể hiện Cty phát triển bền vững. Và dòng tiền này dương mới BỒ SUNG CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA cTY (Như đầu tư mở rộng, để trả lương, thưởng, để trả cổ tức, để gửi tiết kiệm lấy lãi...). NÓI CHUNG NHÌN VÀO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ, sẽ biết cách THU VÀO VÀ CHI RA CHO TỪNG HOẠT ĐỘNG. (Biết Cty thu tiền từ đầu và sử dụng dòng tiền đó vào việc gì...)

5.4 VỀ THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH:

Nó là chi tiết ra những THÔNG TIN TRÊN 3 BÁO CÁO TÀI CHÍNH KIA (VÍ dụ muốn biết khoản phải thu có những bên liên quan không thì xem phần thuyết minh. MUỐN BIẾT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CÓ BỊ CẦM CỐ ĐỂ VAY NGÂN HÀNG KO THÌ ĐỌC THUYẾT MINH. Muốn biết khoản vay đó vay trong bao nhiêu năm và lãi suất như thế nào thì xem thuyết minh....)

●●●LƯU Ý: BÁO CÁO KO CÓ ĐỌC RIÊNG LẺ, Vì all đều có mối quan hệ mật thiết với nhau

6. BÊN CẠNH ĐỌC BÁO CÁO TÀI CHÍNH RỒI THÌ ĐỂ HIỂU RÕ HƠN VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTY THÌ TÍNH RA ĐƯỢC CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH.

•Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán: Nhằm kiểm tra khả năng thanh toán CÁC KHOẢN NỢ NGẮN HẠN của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn. Ví dụ khả năng thanh toán nhanh, Khả năng thanh toán hiện thời...

•Nhóm chỉ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản: Nhằm kiểm tra tính cân đối trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, hay mức độ tự chủ tài chính; kiểm tra tính cân đối trong việc đầu tư tài sản doanh nghiệp…Tính ra chỉ số Nợ/Tổng vốn; Vay ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu; Vay dài hạn/Vốn chủ sở hữu...

•Nhóm chỉ số hiệu suất hoạt động: Đo lường mức độ sử dụng TÀI SẢN của doanh nghiệp. Tính ra ROA; ROE; GOS; ROS

•Nhóm chỉ số phân phối lợi nhuận: Đo lường mức độ phân phối lợi nhuận so với thu nhập mà công ty tạo ra cho cổ đông. Cổ tức của cổ phần thường; Hệ số chi trả cổ tức; Tỷ suất cổ tức...

•Nhóm chỉ số giá thị trường: Phản ánh giá trị thị trường của doanh nghiệp. P/E...P/B

Excel tự học từ cơ bản đến nâng cao giúp bạn thành thạo kỹ năng quan trọng nhất trong công việc.

1. 25 thủ thuật Excel hàng đầu: https://youtu.be/guCCtlpCVhw
2. Các hàm Excel quan trọng nhất: https://youtu.be/f0s05bTM9Eo
3. Làm chủ Excel qua 12 thao tác đơn giản: https://youtu.be/w58e2mlCdv8
4. Top 25 thủ thuật nâng cao: https://youtu.be/ehYRlWmTvCg
5. Bí mật hàm Vlookup trong Excel: https://youtu.be/3FEYTVcTfGY
6. Pivot Table trong Excel: https://youtu.be/7BQd_7ziKb0
7. Lập Trình VBA trong Excel từ cơ bản đến nâng cao: http://bit.ly/VBAtrongExcel
8. Ứng dụng VBA Excel: http://bit.ly/UngDungVBA
9. Tạo báo cáo động trong Excel (Dashboard): https://youtu.be/yjT3-osvH4w
10. Hàm điều kiện IF từ cơ bản đến nâng cao: https://youtu.be/7gQe3B7JcRg
11. Toàn bộ các hàm Excel thông dụng trong công việc: https://youtu.be/M4aX0IaaIXU
12. 10 hàm Excel thông dụng nhất trong kế toán: https://youtu.be/QFCwgWGxg8Y
13. Excel cho Kế toán cơ bản đến nâng cao: https://youtu.be/SPQetkB3p_E
14. Hướng dẫn giải 101 bài thực hành Excel: http://bit.ly/101baiThucHanh
15. Excel nâng cao với công thức mảng: https://youtu.be/LCcTnYknAgs
16. Excel cơ bản cấp tốc cho người mới bắt đầu: https://youtu.be/k81nf5TM8rc
17. Hàm Excel thông dụng: IF, SumIF, CountIF, SumIFs, CountIFs: https://youtu.be/7fDdrJVeVFM
18. Định dạng có điều kiện - Conditional Formatting: https://youtu.be/OAXQcmHJGec
19. Các phím tắt thông dụng trong Excel bạn cần biết: https://youtu.be/fU24GY3OSTU
20. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục: https://youtu.be/nxIoELau_so
21. Học VBA trong Excel qua 101 chương trình mẫu: http://bit.ly/101VBA
22. Custom Formatting – Định dạng số trong Excel: https://youtu.be/RDKkkS4Ubrk
23. Hướng dẫn vẽ biều đồ đơn giản và nhanh chóng: https://youtu.be/y8lMmXFH8ko
24. Cách gửi mail từ Excel: https://youtu.be/VJF3uYwnSs0
25. Copy nhiều file vào 1 file duy nhất: https://youtu.be/zqZYuTqYoFY

Làm sao để đọc văn bản nhớ lâu và hiểu

LÀM SAO ĐỂ MÀ ĐỌC THÔNG TƯ, CÔNG VĂN DỄ HIỂU VÀ NHỚ LÂU ĐÂY

Tôi thường hay làm như sau:
1. Các bạn phải TỰ ĐỌC TRƯỚC thông tư về thuế (Chỉ cần nắm Thuế GTGT, TNDN, TNCN, Hóa đơn và Lệ phí môn bài là đủ xài rồi, Ngoài ra nắm thêm Luật quản lý thuế nữa). Đọc đi đọc lại nhiều lần sẽ thấm. (KHÔNG AI MÀ ĐỌC 1 LẦN SẼ THẤM CẢ). Nếu được thì viết ra tóm tắt những ý chính của Thông tư mà các bạn hiểu VIẾT RA SẼ NHỚ LÂU HƠN (Viết ra sẽ nhớ lâu hơn, Tin tui đi)

2. Đọc Công văn của tất cả cơ quan thuế trả lời liên quan đến các sắc thuế thông dụng thôi (Hóa đơn, GTGT, TNDN, TNCN, Lệ phí môn bài). Bằng cách lên website của Tổng cục thuế và Cục thuế địa phương (HCM, Hà Nội, Quảng Nam....) để tải CV về mà đọc

•Ví dụ về cách đọc 1 công văn thuế: để các bạn nắm về mặt chính sách thuế. Khi đọc 1 công văn về thuế thì các bạn cần nắm mấy vấn đề sau:

+Một là công văn này do Cơ quan thuế nào trả lời, Trả lời cho đơn vị nào và Trả lời về vấn đề gì

+Hai là Xem trích dẫn Điểm nào, khoản nào trong Thông tư mà công văn trả lời để hiểu bản chất của đoạn trích dẫn đó

+Ba là xem kết luận của thuế trả lời

=> Sau khi đọc Công văn (CV) thì các bạn đã được giải thích kỷ về thông tư mà các bạn đọc qua. Bởi vì khi đọc thông tư rồi thì đọc lại CV sẽ dẽ hiểu hơn vì có đọc qua. Thì xem như các bạn học lại 1 lần nữa. (có nhiều trường hợp cùng 1 vấn đề những cách hiểu của mỗi Cục thuế, chi Cục thuế khác nhau). Điều này chứng từ là vấn đề đó nhiều người đang hiểu khác nhau. Do đó, Công văn mang tính chất tham khảo thôi. Nhưng rất hữu ích. Vì Công văn là từng tình huống thực tế mà doanh nghiệp gặp phải khi đi làm nên mới hỏi cơ quan thuế. Do đó, chúng ta tích cực đọc CV để học nhé. Đọc càng nhiều thì xem như học đi học lại thì sẽ nhớ trong đầu thôi

3. Tham gia diễn dàn (Forum). Mạng xã hội (Facebook) các group liên quan Kế toán, thuế, BHXH.... Để đặt những câu hỏi mà các bạn đọc thông tư , trong công văn trả lời những chưa rõ thì các bạn sẽ nhận được câu trả lời từ các bạn xem coi câu trả lời có đúng mình đang suy nghĩ hay không (Nhớ xem những câu trả lời của những bạn nào mà có trích dẫn văn bản rõ ràng thì sẽ ok hơn những bạn chỉ trả lời theo quan điểm cá nhân?. Nếu đúng với ý mà các bạn đang nghĩ thì xem như các bạn đã học tiếp 1 lần nữa.

Đồng thời, tham gia mạng xã hội, Diễn đàn thì các bạn học được từ những bạn đặt câu hỏi trong diễn đàn, mạng xã hội và những người đi trước có kinh nghiệm => Học tiếp thêm lần nữa xem những câu hỏi và câu trả lời có khớp ý mình không. Nếu đã khớp ý mình rồi thì xem như học tiếp 1 lần nữa

Đồng thời khi đã nắm được cái nào chắc rồi thì thấy ai hỏi trong diễn đàn, trong group FB thì các bạn mạnh dạng trả lời thì xem như các bạn đã học được 1 lần nữa

4. Kết bạn với những người chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, thuế, BHXH, hóa đơn điện tử, chữ ký số để học hỏi từ những chuyên gia này

5. Khi đi làm mà gặp vấn đề chưa rõ thì hỏi trong group và diễn đàn nếu mà mọi người trả lời cùng ý với mình thì xem như ok vấn đề đó. Còn 1 vấn đề mà nhiều người nhiều ý thì thận trong các bạn nên làm CV hỏi trực tiếp cơ quan thuế quản lý Cty các bạn để có cơ sở sau này làm việc với thuế dễ hơn (Tránh hỏi miệng, vì mỗi người mỗi ý. Lưu ý những vấn đề mang tính chất trọng yếu 100% tốt nhất nên làm Cv hỏi thuế để hạn chế rủi ro có thể xảy ra). Khi làm CV hỏi thuế thì nên diễn đạt thật chi tiết và có kèm theo chứng từ để Cơ quan thuế thuế tiếp nhận vấn đề đầy đủ để trả lời cho chính xác

6. Khi gặp vấn đề đó mà có công văn thuế trả lời thì tốt nhất là các bạn nên lưu Công văn đó trực tiếp vào bộ chứng từ của nghiệp vụ đó luôn để sau này giải trình với thuế cho dễ và in công văn đó lưu riêng thành 1 File CV về thuế lưu tại đơn vị mình để tra cứu sau này cho dễ. Nhớ nếu làm tại Cty mình thì nên tập trung những vấn đề về thuế liên quan đến Cty mình thôi để tập trung hơn (Vì thuế là rất nhiều nên không thể nào mà học hết được).

Các sai sót thường gặp mà Cục thuế HCM đưa ra gồm 5 lĩnh vực (hoạt động nhập khẩu, Xây dựng, bất động sản, mỹ phẩm....)

TỔNG HỢP CÁC SAI SÓT THƯỜNG GẶP

Với mong muốn Cơ quan Thuế được đồng hành cùng Người nộp thuế trong suốt quá trình kinh doanh, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ thuế vào Ngân sách Nhà nước. Cục Thuế Thành phố gửi đến Quý Doanh nghiệp một số thông tin về các sai sót trong việc xác định nghĩa vụ thuế thường gặp qua công tác thanh tra, kiểm tra trong 5 lĩnh vực để giúp các tổ chức, cá nhân có cùng ngành nghề, lĩnh vực, tính chất kinh doanh, nghiệp vụ phát sinh tương tự với các trường hợp sai sót nêu trên để doanh nghiệp có cơ sở tự rà soát, điều chỉnh số liệu kê khai thuế của mình theo đúng quy định của Pháp luật Thuế, góp phần giảm thiểu sai sót trong xác định nghĩa vụ thuế.

Doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu, kinh doanh mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, nông sản, thủy sản
Doanh nghiệp hoạt động xây dựng và bất động sản
Lĩnh vực xã hội hóa:
Tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Chi tiết nội dung quý doanh nghiệp vui lòng tham khảo tại tập tin đính kèm.

TẢI NGAY 1

TẢI NGAY 5

TẢI NGAY 4

TẢI NGAY 3

TẢI NGAY 2

50 tình huống Sai phạm về thuế của Thạc Sỹ Nguyễn Hữu Tuyền

50 tình huống Sai phạm về thuế của Thạc Sỹ Nguyễn Hữu Tuyền

Download

TẢI NGAY 

Bút toán cuối kỳ

Download Bộ bài tập và bài giải Báo cáo tài chính đọc chung chương 16 của Bộ sách Bí quyết tự học kế toán dành cho người chưa biết

TẢI NGAY

Muốn vận hành thì phải có quy trình quy định

✍Để cho bộ máy hoạt động của công ty trôi chảy. Người đứng đầu bộ phận kế toán của công ty cần phải ban hành quy trình, quy định và các chứng từ gốc tương ứng kèm theo của từng trường hợp cụ thể của Công ty phải thỏa mãn điều kiện “Hợp pháp, Hợp lệ và Hợp lý” như thế nào thì lúc đó mới tiến hành Lập phiếu thu; Phiếu chi và Ủy nhiệm chi. Khi đã có quy trình, quy định thì việc làm của kế toán sẽ dễ dàng hơn, tránh xảy ra những va chạm xung đột giữa kế toán và những người trình chứng từ cho phòng kế toán ký.

Dưới đây là mẫu mô tả trình tự luân chuyển chứng từ kế toán chi tiền mặt, chi tiền gửi ngân hàng như sau:

1. Kế toán thanh toán tiếp nhận Giấy đề nghị chi tiền (Giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền), Kèm theo chứng từ gốc có thể là: thông báo nộp tiền, hoá đơn + hợp đồng….

2. Kế toán thanh toán đối chiếu các chứng từ gốc với Giấy đề nghị chi tiền, đảm bảo tính Hợp pháp, Hợp lý, Hợp lệ (Ví dụ đầy đủ phê duyệt của phụ trách bộ phận liên quan và tuân thủ các quy định, quy chế tài chính của công ty cũng như tuân thủ theo quy định về hóa đơn chứng từ của pháp luật về Thuế). Từ đó lập chứng từ kế toán (Phiếu chi) nếu chi tiền mặt thì lập chứng từ giao dịch với ngân hàng là ủy nhiệm chi

3. Sau đó Bộ chứng từ gồm Phiếu chi (nếu chi tiền mặt) Hoặc Ủy nhiệm chi (nếu chi bằng tiền gửi ngân hàng) kèm theo sau là chứng từ gốc chuyển đến cho Kế toán trưởng

+Kế toán trưởng kiểm tra lại, ký vào bộ chứng từ có liên quan trước khi trình cho Ban lãnh đạo ký duyệt (Căn cứ ký duyệt là dựa vào các quy định, quy chế tài chính của Công ty cũng như tuân thủ theo quy định về Hóa đơn chứng từ của pháp luật về Thuế để kiểm tra trước khi đặt bút ký)

+Sau đó chuyển Bộ chứng từ chuyển cho Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phê duyệt. Căn cứ ký duyệt là dựa vào các quy định và quy chế tài chính, quy định về hạn mức phê duyệt của công ty, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc được ủy quyền xem xét phê duyệt đề nghị chi tiền. Các đề nghị chi/mua sắm không hợp lý, hợp lệ, hợp pháp sẽ bị từ chối hoặc yêu cầu làm rõ hoặc bổ sung các chứng từ liên quan.

4. Sau đó Phiếu chi kèm theo chứng từ gốc sẽ chuyển cho thủ quỹ để tiến hành chi tiền nếu bằng tiền mặt. Thủ quỹ giữ lại 1 liên phiếu chi. Bộ chứng từ sẽ trả lại cho kế toán. Nếu đây là giao dịch với ngân hàng thì sau khi Ủy nhiệm chi được lập 2 liên thì kế toán ngân hàng đem uỷ nhiệm chi đến ngân hàng để giao dịch và ngân hàng sẽ đóng dấu vào Ủy nhiệm chi và trả lại cho kế toán 1 liên Ủy nhiệm chi kẹp chung với chứng từ gốc mà liên quan đến ủy nhiệm chi này=> Kế toán sẽ lập chứng từ ghi sổ là Giấy báo nợ.

5. Sau khi Bộ chứng từ (Gồm chứng từ ghi sổ là Phiếu chi hoặc Giấy báo nợ kèm theo sau là các chứng từ gốc) đã hoàn thành thì kế toán dựa vào đó mà tiến hành ghi vào sổ sách kế toán và lưu bộ chứng từ hoàn thành theo cách đánh ký hiệu mà đã được đánh trong phần chứng từ ghi sổ

↪↪↪SAU ĐÂY LÀ QUY TRÌNH THU VÀ CHI TIỀN MẶT BẰNG SƠ ĐỒ (ĐỂ CÁC BẠN THAM KHẢO)

Trang đầu

Địa chỉ văn phòng

19/12E, Thới Tứ, Thới Tam Thôn, Hóc Môn, TP. HCM

0337.747.347