Thuế TNDN

Trang chủ

Sách kế toán

 Thuế GTGT

Thuế TNDN

Chứng từ chi phí tiếp khách như thế náo để thuế chấp nhận?

Chứng từ mua xe ô tô của cá nhân không kinh doanh???

Học kế toán đừng có tập trung vào nợ có làm gì

Tìm hiểu quy trình của 1 nghiệp vụ

Thời điểm ghi nhận nghiệp vụ vào sổ sách kế toán là khi nào?

Làm sao biết kế toán làm đúng tài khoản 341 (Vay và nợ thuê tài chính) cả số phát sinh và số dư?

Chi phí tiền lương không tham gia BHXH sẽ vẫn tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN

↪Chi phí tiền lương của những đối tượng phải tham gia BH bắt buộc nhưng không đóng THÌ VẪN ĐƯỢC TÍNH LÀ CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ KHI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN

Theo Công văn số 3884/TCT-CS ngày 18/11/2013 của Tổng cục Thuế về chính sách thuế TNDN chi phí tiền lương chỉ cần có đầy đủ các chứng từ sau là được chấp nhận, không bắt buộc phải có chứng từ đóng BHXH:

1. Chứng từ chi lương;
2. Bảng lương;
3. Hợp đồng lao động;
4. Chứng từ nộp thuế TNCN.
Do vậy, trường hợp doanh nghiệp có vi phạm quy định về BHXH (không đóng BHXH chẳng hạn) thì chi phí tiền lương vẫn được chấp nhận
THAM KHẢO CV 3884/TCT-CS

Làm sao ghi nợ tài khoản nào và ghi có tài khoản nào khi phát sinh 1 nghiệp vụ kinh tế xảy ra

Chứng từ chi phí tiếp khách như thế náo để thuế chấp nhận?

Câu hỏi: Kề từ khi bỏ khoản mục chi phí tiếp khách bị khống chế theo tỷ lệ thì chi phí tiếp khách cần chứng từ gì để thuế chấp nhận là chi phí được trừ?? Chỉ cần hóa đơn tài chính là thức ăn thức uống thì đã đủ thuyết phục thuế chấp nhận là chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN?

Trả lời
Theo như CV2540/TCT-CS ngày 25/06/2015 của Tổng cục thuế trả lời cho Cục thuế tỉnh Long An về chính sách thuế TNDN như sau:

Như vậy, kể từ khi bỏ khoản mục chi phí tiếp khách bị không chế, thì vấn đề xét 1 khoản chi phí tiếp khách (ví dụ như mua rượu, bia…nhưng không có căn cứ chứng minh dùng rượu bia này để phục vụ cho tiếp khách hay hội nghị khách hàng….) thì rất khó thuyết phục thuế chấp nhận đây là 1 khoản chi phí để thuế chấp nhận là chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN cho dù có HÓA ĐƠN TÀI CHÍNH (vì thuế nói đây là mua phục vụ cho nhu cầu cá nhân)

====>Do đó, để 1 khoản chi phí tiếp khách được tính vào chi phí được trừ các bạn cần chứng minh như sau:

1. Phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

2. Chi phí đó có thực tế xảy ra

3. Phải có hóa đơn chứng từ phù hợp theo quy định của pháp luật

Vì vậy, nếu có hóa đơn tiếp khách ăn uống thôi thì chưa đủ thuyết phục cả 3 vấn đề trên. Do đó, các bạn cần cũng cố chứng từ chặt chẽ hơn (Ví dụ phải có hợp đồng với nhà hàng, Phải có Tờ trình tiếp khách, Phải có quy chế tiếp khách của Công ty, Nếu được thì xin Phiếu thu của Nhà Hàng...Nói chung càng nhiều chứng từ để chứng minh sự có thật phục vụ cho hoạt động SXKD của Công ty là càng tốt thì khả năng thuế chấp nhận càng cao)

Hạch toán thuế tndn sao cho đúng khi làm quyết toán thuế TNDN năm 2024

Chứng từ mua xe ô tô của cá nhân không kinh doanh???

Câu hỏi: Mua xe ô tô của cá nhân không kinh doanh thì cần chứng từ gì để thuế chấp nhận là chi phí khi quyết toán thuế TNDN??

Trả lời
Công văn số 4386/CT-TTHT ngày 29/5/2015 của Cục Thuế TP. HCM về chi phí được trừ (2 trang)

Theo quy định tại khoản 2.4 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, trường hợp Công ty mua xe ô tô của cá nhân không kinh doanh thì phải có đủ các chứng từ sau mới được trích khấu hao, tính vào chi phí được trừ:
a/ Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào (mẫu 01/TNDN)
b/ Chứng từ thanh toán tiền (tie62n
c/ Hợp đồng mua bán xe,
d/ Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu, sử dụng xe mang tên Công ty.

Nguồn: luatvietnamnet

Ý KIẾN THÊM ĐỂ CÁC BẠN THAM KHẢO VỀ TÌNH HUỐNG LIÊN QUAN ĐẾN XE

Trường hợp 1:Cho thuê xe (KHÔNG CẦN HÓA ĐƠN TÀI CHÍNH)
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.
– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.
=> Vậy Chứng từ gồm:
1. Hợp đồng
2. Chứng từ trả tiền thuê tài sản (Phiếu chi hoặc UNC)
3. Chứng từ khấu trừ thuế TNCN và GTGT nếu có (tùy theo từng trường hợp là khi nào nộp thuế TNCN và GTGT. hay không thì cần xem là cho thuê với mức thu nhập là trên 100 triệu hay dưới 100 triệu xem trong Công văn số 2697/CT-TTHT ngày 27/3/2015 của Cục Thuế TP. HCM)
4. Để tiền xăng cũng như chi phi sửa chữa xe à những chi phí khác có liên quan vào chi phí thì trong hợp đồng thuê phải nói rõ bên đi thuê sẽ chịu những khoản chi phí này. Lúc này ko trích khấu hao xe

Trường hợp 2: Góp vốn bằng xe thì chứng từ cần những gì
Góp vốn bằng tài sản là xe ô tô
=> Chứng từ là
1. Biên bản định giá tài sản có sự chấp thuận 2 bên hoặc mời công ty định giá.
2. Toàn bộ chứng từ gốc của việc góp vốn chiếc xe nay và quan trọng là phải chuyển sang tên Cty=> Lúc này mới được trích khấu hao và đưa vào chi phí cũng như những chi phí có liên quan sẽ được thuế chấp nhận

Trường hợp 3: Nếu mà giám đốc lấy xe của giám đốc cho cty mượn và có hợp đồng mượn xe trong này nói rõ những khoản chi phí xăng xe và sửa chữa xe do cty chịu => Chi phí xăng xe và sửa chữa xe sẽ được tính vào chi phí được trừ
LƯU Ý:

CV trên là mua xe ô tô của Cá nhân không kinh doanh thôi nhé các bạn (Trong CV nói rõ điểm này). Còn nếu mua xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống của cá nhân kinh doanh hoặc là mua Xe Tải và Xe BUS của cá nhân thì chắc chắn là KINH DOANH RỒI mà kinh doanh thì phải nộp thuế GTGT và TNCN thì lúc này BẮT BUỘC CHỨNG TỪ LÀ.

1. Hợp đồng
2. Hóa đơn mua của cơ quan thuế
3. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
4. Giấy chứng nhận quyền sở hữu xe chuyển sang tên Cty (cavet xe)

Tham khảo CV của trường hợp mua xe của cá nhân kinh doanh

Học kế toán đừng có tập trung vào nợ có làm gì

Học kế toán đừng có tập trung vào học nợ có làm gì. Vì mấy cái này tt 200 đã chỉ cho các bạn rồi

Mà hãy tập trung vào vấn đề tìm hiểu quy trình xử lý nghiệp vụ trong công ty trước. Hãy học cách kiểm soát nghiệp vụ trước.—> từ đây sẽ xây dựng được bộ chứng từ phù hợp cho từng nghiệp vụ xảy ra tại công ty của mình. Cái này không có sách vở nào chỉ cả. Mà các bạn phải vào cty mà các bạn làm rồi từ đó mới hình dung ra nghiệp vụ xảy ra như thế nào và từ đó mà biết cách thiết kế quy trình thực hiện và bộ chứng từ tương ứng.

Tìm hiểu quy trình của 1 nghiệp vụ

CÁCH TÌM HIỂU QUY TRÌNH CỦA 1 NGHIỆP VỤ?
(Như bài trước có nhiều bạn muốn tôi chia sẽ cách tìm hiểu quy trình của 1 nghiệp vụ. Nên tôi viết ra để các bạn tiện theo dõi. ĐỪNG TIẾC 1 LƯỢT LIKE, SHARE, COMMENT)

Có nhiều cách tiếp cận để tìm hiểu quy trình của 1 nghiệp vụ. Dưới đây tôi nêu ra vài cách

↪Cách 1: Đi từ nhật ký chung của công ty
=> Từ đó muốn tìm hiểu quy trình của nghiệp vụ nào thì lấy nghiệp vụ đó ra

=> Dò chứng từ hiện hữu mà đơn vị đang lưu của nghiệp vụ đó

=> Sắp xếp theo thứ tự thời gian của chứng từ gốc (Để từ đó hiểu chứng từ nào có trước và chứng từ nào có sau). Nhớ để ý kỷ từng người ký trên chứng từ gốc=> Từ đây sẽ hiểu quy trình thực hiện của nghiệp vụ đó

=> Sau khi đã hiểu xong thì ngồi viết lại quy trình bằng cách gạch ra đầu dòng từng bước làm cũng như chứng từ kèm theo của từng bước.=> Từ đó xem có thể bỏ và thêm bước nào để hạn chế rủi ro có thể xảy ra

Ví dụ: Nghiệp vụ nợ 152 550.000
Nợ 1331: 50.000
Có 331: 550.000
(Bộ chứng từ đang lưu là: Phiếu nhập kho kèm theo chứng từ gốc là hợp đồng, hóa đơn và biên bản bàn giao hàng hóa+Biên bản kiểm tra chất lượng hàng hóa). Rồi các bạn xem đi trong bộ chứng từ trên thì cái nào có trước, cái nào có sau và luân chuyển như thế nào? ai lập?=? Lập xong thì chuyển qua ai ký=> rồi sao nữa bla bla....

↪Cách 2: Đi từ quy trình có sẵn tại công ty để tìm ra chứng từ có tuân thủ quy trình đã có sẵn hay không?

1. Lấy quy trình ra đọc từng bước trong quy trình (Ví dụ quy trình bán hàng chẳng hạn)

2. Ghi chú lại từng bước thì có những chứng từ gì, ai lập và luân chuyển ra làm sao

3. Sau đó sẽ dò lại nghiệp vụ của quy trình trên đang định khoản như thế nào

4. Từ đó xem chứng từ của nghiệp vụ đó có giống với quy trình đang hiện hữu hay không?. Nếu giống thì quy trình công ty đang lưu hành là có ý nghĩa. CÒN NẾU QUY TRÌNH VIẾT 1 ĐƯỜNG, BỘ CHỨNG TỪ 1 NẺO KHÔNG GIỐNG GÌ HẾT THÌ XEM NHƯ QUY TRÌNH KHÔNG CÓ Ý NGHĨA

5. Sau đó các bạn mới ghi chú lại vì sao quy trình 1 đường và làm 1 nẻo để từ đó kiến nghị với Sếp để sửa đổi và bổ sung. Còn vấn đề sếp nghe hay không là 1 vấn đề khác.

↪Bên trên là áp dụng cho những doanh nghiệp cũng có quy trình tương đối đầy đủ. Còn đối với những doanh nghiệp mới thành lập hoặc cty gia đình thì như thế nào?=> Nếu các bạn gặp tình huống này thì các bạn làm theo mệnh lệnh của sếp của từng nghiệp vụ để hoàn thành nghiệp vụ đó.=> Từ đó, các bạn có thể viết lại quy trình mà Cty đang làm theo mệnh lệnh của sếp=> Rồi sau đó, các bạn mới ngồi lại xem xét quy trình có rủi ro như thế nào => Rồi từ đó tư vấn cho sếp về việc ban hành quy trính thực hiện để hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Vấn đề sếp nghe hay không là tùy Sếp.......từ đó bạn sẽ cảm thấy có phù hợp để tiếp tục và gắn bó với Cty nữa hay không..

Tham khảo Quy Trình Kế Toán - Tìm Hiểu Quy Trình Cung Ứng Dịch Vụ Sửa Chữa Xe Ô Tô

Tại đây

Thời điểm ghi nhận nghiệp vụ vào sổ sách kế toán là khi nào?

Khi hạch toán các giao dịch và sự kiện kinh tế, tài chính, nguyên tắc “coi trọng bản chất hơn hình thức”=> TỨC LÀ ĐÃ XẢY RA RỒI THÌ PHẢI GHI KHÔNG PHÂN BIỆT NGHIỆP VỤ ĐÓ PHẢI CÓ HÓA ĐƠN MỚI GHI NHẬN?

?Dưới đây là 1 vài ví dụ điển hình để các bạn dễ hình dung câu nói kế toán coi trọng bản chất hơn hình thức:

Thứ nhất, thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm DN chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua, hoặc là thời điểm không còn nắm giữ quyền quản lý, quyền kiểm soát hàng hóa chứ KHÔNG CĂN CỨ VÀO NGÀY PHÁT HÀNH HÓA ĐƠN hay NGÀY THỰC SỰ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỠ HỮU PHÁP LÝ

Ví dụ: đơn vị bán hàng ngày 1/1/2019 đã chuyển giao quyền sở sữu cho bên mua. Nhưng lý do chưa trả tiền nên bên bán chưa xuất hóa đơn. đơi ngày 1.2/2019 bên mua trả tiền và lúc này kế toán bên bán ghi nhận doanh thu vào tháng 2/2019 (dựa vào hóa đơn)=> Vậy bản chất ở đây là gì:
+Đúng bản chất là kế toán bên bán ghi nhận doanh thu ngày 1/1/2019 (vì sự vụ đã xảy ra rồi). Chứ ko phải phụ thuộc vào hình thức hóa đơn là xuất ngày 1.2.2019 mới ghi nhận doanh thu ngày 1/2/2019

+Bên mua thì sao? Vậy bên mua ghi nhận hàng hóa ngày 1.2.2019 ah. Nếu ghi như vậy tui giả sử ngày 5.1.2019 bên mua đã bán hàng ngày cho khách hàng rồi và khách hàng yêu cầu xuất hóa đơn? Bắt đầu kế toán bên mua lên FB đăng hỏi là trường hợp em chưa có hóa đơn đầu vào. Vậy em có được xuất hóa đơn đầu ra hay không? Nó là 1 vòng luẩn quẩn về hóa đơn (Vì các bạn quá cọi trọng hình thức hóa đơn). Hóa đơn là tuân thủ theo luật thuế mà thôi. Còn kế toán làm là phải ghi nhận theo bản chất (theo chuẩn mực kế toán). Các bạn làm kế toán thì làm sao tối ưu thuế phải nộp là nhiệm vụ của các bạn nhưng không được trái đạo lý của nguyên tắc kế toán

Thứ hai: Kế toán hay căn cứ vào hóa đơn để ghi nhận 1 nghiệp vụ. Mặc dù nó đã xảy ra rồi nhưng chưa có hóa đơn kế toán bên mua hay treo là khoản trả trước cho người hoặc khoản tạm ứng đấ lấy hóa đơn ảo tăng chi phí lên. Vậy điều gì sẽ xảy ra.

Ví dụ: Tạm ứng cho Mr A đi công tác là 10 triệu (bản chất là đi giao dịch với Cơ quan chức năng để giải quyết sự vụ đã xong rồi). Nhưng do không có hóa đơn và kế tooán đang treo vào 141 Mr A=> Vậy nếu Mr A mà nghỉ việc thì điều gì sẽ xảy ra? các bạn có lấy được 10 triệu của Mr A không?=> xin thưa rằng không

Vậy nếu thực chất có nghiệp vụ trên thì các bạn phải hạch tooán nợ chi phí (không có có hóa ơơn): 10 triệu Có 111,112: 10 triệu=> Để ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh luôn

THẤY HAY THÌ SHARE, COMMENT, LIKE NHÉ

Làm sao biết kế toán làm đúng tài khoản 341 (Vay và nợ thuê tài chính) cả số phát sinh và số dư?

Làm sao biết kế toán làm đúng tài khoản 341 (Vay và nợ thuê tài chính) cả số phát sinh và số dư?

↪Trả lời
1. Xem kế toán có mở sổ chi tiết theo đối tượng vay không?

2. Phải có thư xác nhận hoặc biên bản đối chiếu công nợ cuối năm với từng khoản vay thì mới biết được khoản vay đang theo dõi đúng hay không?

3. Kế toán phải có bảng theo dõi khoản nợ gốc và lãi vay phải trả của từng tháng trong năm cho từng đối tượng=> Mục đích là để tự kiểm soát định kỳ hàng tháng và ghi nhận khoản chi phí lãi vào cuối mỗi tháng cho đúng

4. Khoản chi phí lãi vay. Cần lưu ý.
+Vay công ty.Nếu vay của Công ty thì phải yêu cầu Công ty đó xuất hóa đơn cho Các bạn khoản lãi tiền đi vay vào cuối mỗi tháng cho dù chưa trả tiền để ghi nhận chi phí lãi vay vào cuối mỗi tháng. 100% phải có hóa đơn nhé
+Nếu vay của ngân hàng thì ngân hàng đã có chứng từ đặc thù chính là hóa đơn khi các bạn trả tiền lãi đúng kỳ hạn thì đó chính là hóa đơn được tính vào chi phi được trừ. Khoản lãi vay nếu đến cuối tháng chưa trả mà qua tháng sau trả, các bạn có thể trích trước chi phí lãi vay để tính vào chi phí đúng kỳ
+Nếu vay của cá nhân thì không cần hóa đơn mà các bạn thu lại 5% khoản lãi để nộp thuế TNCN cho nhà nước. Chứng từ là hợp đồng vay và bảng tính lãi vay là được . Nhớ cho dù cuối tháng chưa trả mà qua tháng sau trả lãi tiền vay thì cuối tháng các bạn cũng trích trước

=>>>Lưu ý: nếu vay của ngân hàng và tổ chức thì khi nhận khoản tiền vay thì phải qua ngân hàng mà không được nhận bằng tiền mặt. Riêng vay của cá nhân thì được nhân bằng tiền mặt (TT09/2015)

5. Đối với các khoản vay bằng ngoại tệ thì cuối mỗi năm cũng phải đánh giá lại chênh lệch tỷ giá cuối năm theo TT200

Xem làm sao biết tài khoản 131 kế toán làm đúng, xem

Xem làm sao biết tài khoản 121 kế toán làm đúng, xem

Xem làm sao biết tài khoản 112 kế toán làm đúng, xem

Xem làm sao biết tài khoản 113 kế toán làm đúng, xem

Xem làm sao biết tài khoản 511 kế toán làm đúng, xem

Xem làm sao biết tài khoản 515 kế toán làm đúng, xem

Xem làm sao biết tài khoản 334 kế toán làm đúng, xem

Xem làm sao biết tài khoản 635 kế toán làm đúng, xem

Tại đây

Tại đây

Tại đây

Tại đây

Tại đây

Tại đây

Tại đây

Tại đây

Xem làm sao biết tài khoản 632 kế toán làm đúng, xem

Tại đây

Hạch toán thuế tndn sao cho đúng khi làm quyết toán thuế TNDN năm 2024

SẮP ĐẾN KỲ QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN NĂM 2018. CÁC BẠN XEM THỬ CÁCH HẠCH TOÁN THUẾ TNDN 3334 CŨNG NHƯ TÀI KHOẢN 8211 NĂM 2024 HẠCH TOÁN SAO CHO ĐÚNG NHÉ.
Hãy hạch toán nghiệp vụ những nghiệp vụ liên quan đến thuế TNDN tạm tính và quyết toán năm. Giả sử lợi nhuận kế toán trước thuế chính là thu nhập tính thuế luôn (toàn bộ chi phí là thuế chấp nhận hết). Thuế suất thuế TNDN là 20%.

1. Quý 1/2024 lã có lợi nhuận trước thuế là 100=> Thuế TNDN tạm nộp và đã nộp ngày 20/4/2024 là 20 triệu.

2.Quý 2/2024 là lỗ 20 triệu

3. Quý 3/2024 là lỗ 70 triệu

4. Quý 4/2024 là lãi 1 tỷ và tạm tính thuế TNDN phải nộp quý 4 là: 1 tỷ -20 triệu -70 triệu=910 triệu *20%=182.000.000 và nộp vào ngày 20/1/2025

Thuế TNDN cả năm 2024 là : 100 triệu+1 tỷ-20 triệu-70 triệu =1.010.000.000*20%=202.000.000
=> Thuế TNDN phải nộp thêm là : 202.000.000-20.000.000=182.000.000

Hãy hạch toán những nghiệp vụ trên theo từng quý trong năm 2024 và quý 1/2025

Giải:
1. Quý 1 hạch toán, ngày 31/3/2024
Nợ 911 Có 4212: 80
Nợ 8211 Có 3334: 20

2. Quý 2:
Nộp thuế TNDN quý 1.2024.(Hạch toán 20/04/2024)
Nợ 3334: 20
Có 1121: 20

Đồng thời hạch toán Nợ 4212 có 911: 20 (Hạch toán 30/06/2024)

3. Quý 3
Hạch toán Nợ 4212 có 911: 70 (Hạch toán 30/09/2024)

4. Quý 4
Thuế TNDN phải nộp của quý 4 (31/12/2024)
Nợ 8211:182.000.000
Có 3334: 182.000.000

Hạch toán lãi quý 4/2024 (31/12/2024)
Nợ 911: 818.000.000
Có 4212: 818.000.000

Sang 20.1.2025 hạch toán tiền thuế TNDN của Quý 4/2024: Nợ 3334 Có 1121: 182.000.000

Làm sao ghi nợ tài khoản nào và ghi có tài khoản nào khi phát sinh 1 nghiệp vụ kinh tế xảy ra

Trả lời:
Để biết được Tài khoản nào Ghi nợ và tài khoản nào Ghi có thì các bạn cần phải làm các bước sau:

➤Bước 1: Học thuộc danh mục hệ thống tài khoản theo Thông tư 200. Cụ thể danh mục hệ thống tài khoản theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 (LÊN GOOGLE GÕ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN TT200 ĐỂ TẠI VỀ NHÉ)
⇒ Như vậy, trong danh mục hệ thống tài khoản gồm có 9 loại từ loại 1 đến loại 9. Mỗi 1 tài khoản là 1 sổ cái. Và khi đi làm thì cầm trên tay bộ chứng từ gốc và phân tích chắc chắn 100% là chứng từ gốc đó chỉ ảnh hưởng đến 1 trong 9 loại tài khoản trên. Vậy các bạn cố gắng học thuộc nếu muốn làm được kế toán.

➤Bước 2: Phải thuộc tính chất của từng loại tài khoản từ loại 1 đến 9 (Thuộc tính chất của từng loại sổ cái từ loại 1 đến loại 9). Mỗi 1 tài khoản biểu thị cho 1 sổ cái. Sổ cái bao gồm các cột (Cột Số hiệu chứng từ; Cột ngày tháng năm chứng từ; Cột Diễn giải; Cột tài khoản đối ứng và Cột Số phát sinh Nợ; Số phát sinh có). Ví dụ mẫu về sổ cái cho các bạn rõ

=> Như vậy để đơn giản hóa trong quá trình giảng dạy và trình bày cho các bạn rõ, tôi quy ước là biểu thị cho mỗi sổ cái là một chữ T. Vậy với sổ cái 141 trên thì có thể biểu thị bằng chữ T (Mỗi lần viết chữ T là các bạn biết nó là biểu thị cho sổ cái tài khoản) như sau:

NHƯ VẬY, TÍNH CHẤT CỦA TỪNG LOẠI SỐ CÁI (TỪ LOẠI 1 ĐẾN LOẠI 9) ĐƯỢC BIỂU THỊ BẰNG CHỮ T CÓ TÍNH CHẤT NHƯ SAU:

★Thứ nhất: Tính chất của tài khoản loại 1 (Tài sản ngắn hạn) và loại 2 (Tài sản dài hạn)

+Loại 1 là bắt đầu bằng con số 1 (Ví dụ 111;112…).Loại 2 là bắt đầu bằng con số 2 (Ví dụ 211;213;242…). Các bạn có thể xem danh mục hệ thống tài khoản bên trên để biết tài khoản loại 1 gồm những tài khoản nào và tài khoản loại 2 gồm những tài khoản nào.

+Tài khoản loại 1 và tài khoản loại 2 là tài sản.Vậy tài sản là gì???. Tài sản là thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc của cá nhân nào đó và ai sở hữu nó thì được quyền định đoạt nó và nó mang lại lợi ích kinh tế khi sử dụng nó. Doanh nghiệp nào càng sở hữu nhiều loại 1 và loại 2 thì doanh nghiệp đó càng giàu. Cũng như các bạn bạn nào có nhiều tài sản thì bạn đó càng giàu. Nhưng trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải làm cho tài sản vận hành tức là cho chuyển động để tạo ra nhiều tài sản hơn.

Ví dụ: như Công ty sẽ dùng tiền mua hàng hóa về bán để kiếm lời=> Vậy là phát sinh nghiệp vụ và => kế toán phải có trách nhiệm theo dõi biến động của tài sản này bằng những tài khoản đã được quy định theo thông tư 200 như bên trên.

Vậy khi có sự biến động tăng, biến động giảm của tài sản loại 1 và loại 2 (tức là sổ cái loại 1 và loại 2) thì kế toán ghi nhận biến động tăng và biến động giảm của tài sản như thế nào. Sơ đồ chữ T (Biểu thị cho sổ cái của 1 tài khoản) dưới đây sẽ cho bạn biết cách theo dõi tăng và cách theo dõi giảm. Hình minh hoạ

Lưu ý: chúng ta không nên hỏi vì sao tài sản loại 1,2 tăng ghi Nợ và giảm ghi Có. Đây là quy định và chúng ta phải học thuộc thôi, không còn cách nào khác. Tại sao đèn đỏ là chúng ta khi chạy xe dừng lại?Đến đây là các bạn hiểu rồi đúng không. Đó là nguyên lý rồi và chúng ta phải thuộc thôi. CPS (Cộng phát sinh) và SDCK (Số dư cuồi kỳ) là cuối mỗi tháng chúng ta thực hiện (Gọi là khóa sổ). Cộng phát sinh (CPS) là chúng ta cộng phát sinh bên nợ và cộng phát sinh bên có bằng 2 đường gạch ngang (Không cộng số dư đầu kỳ nhé). Sau khi có số dư đầu kỳ (SDĐK) được lấy từ số dư cuối kỳ trước chuyển sang cộng với số phát sinh trong kỳ thì chúng ta tính ra được số dư cuối kỳ (SDCK)

★Thứ hai: Tính chất của tài khoản loại 3 (Nợ phải trả) và loại 4 (Vốn chủ sở hữu)

+Loại 3 là bắt đầu bằng con số 3 (Ví dụ 331;341…).Loại 4 là bắt đầu bằng con số 4 (Ví dụ 411;412…). Các bạn có thể xem danh mục hệ thống tài khoản bên trên để biết tài khoản loại 3 gồm những tài khoản nào và tài khoản loại 4 gồm những tài khoản nào.

+Tài khoản Loại 3 (Nợ phải trả) và Loại 4 (Vốn chủ sở hữu). Vậy loại 3 và loại 4 gọi chung là Nguồn vốn. Nguồn vốn tức là cái nguồn hình thành nên Tài sản (Tài khoản loại 1 và tài khoản loại 2). Vậy tài sản (loại 1 và loại 2) được hình thành từ 2 nguồn (Nguồn nợ phải trả loại 3 và Nguồn vồn chủ sở hữu loại 4).

=> Để trả lời câu hỏi vì sao loại 3 và loại 4 là nguồn hình thành nên tài sản loại 1 và loại 2, thì các bạn cần đặt câu hỏi: Tài sản (Loại 1 và loại 2 đó ở đâu mà có?). Tôi ví dụ cho bạn dễ hiểu như sau:

Ví dụ: Tại ngày 31/12/2015 bạn đang có trong tay bằng tiền mặt là 10.000.000. Điều này có nghĩa là Tổng tài sản của bạn tại ngày 31/12/2015 là 10 triệu đồng. Và thế là bạn của bạn sẽ hỏi bạn 10 triệu này ở đâu bạn có vậy. Bạn sẽ trả lời theo 2 cách sau:

• Cách 1: 10 triệu này là của mình, do đi làm tích lũy được 1 năm trời. Tức là bạn đang nói nguồn hình thành nên 10 triệu này là do bạn đi làm và tiết kiệm được và không phải trả cho ai cả. Vậy nguồn hình thành 10 triệu này là đi làm tích lũy được và không phải có nghĩa vụ trả cho ai đó. Nên trong kế toán họ nói là nguồn hình thành tài sản mà không phải trả cho ai thì đó gọi là Nguồn vốn chủ sở hữu.(Tài khoản loại 4). Vì vậy, Tổng tài sản phải bằng tổng nguồn vốn bằng 10 triệu

Tổng tài sản=10 triệu

Tổng nguồn vốn= 10 triệu

Tiền mặt=10 triệu

 Vốn chủ sở hữu=10 triệu

• Cách 2: 10 triệu này là của mình có 4 triệu đồng đi làm tích lũy được 1 năm trời và không phải trả cho ai. Và 6 triệu còn lại là do mình mượn của bạn mình và phải có nghĩa vụ phải trả lại cho bạn mình là 6 triệu. Vi vậy, tổng tài sản 10 triệu bằng tiền mặt trong trường hợp này được hình thành từ 2 nguồn là Vốn chủ sở hữu (Tài khoản loại 4) là 4 triệu và nợ phải trả (Tài khoản loại 3) là 6 triệu.

=> Vậy khi có sự biến động tăng, biến động giảm của tài khoản loại 3 và loại 4 (Tức là sổ cái loại 3 và loại 4) thì kế toán ghi nhận như thế nào cho sổ cái loại 3 và loại 4, Sơ đồ chữ T dưới đây sẽ cho bạn biết (Sơ đồ chữ T biểu thị cho Sổ cái). Các bạn học thuộc tính chất của tài khoản loại 1 và loại 2 thì Các bạn sẽ nắm được tính chất của tài khoản loại 3 và loại 4 (Vì loại 3 và loại 4 cách ghi nhận ngược với loại1 và loại 2)

★Thứ ba: Tính chất của tài khoản từ loại 5 cho đến loại 9

• Loại 5, và loại 7 gọi chung là Doanh thu và thu nhập của Công ty. Loại 5;7 càng nhiều thì công ty sẽ có doanh thu nhiều và sẽ có tiền => Và loại 5 và loại 7 này phát sinh là khi Công ty bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho khách hàng và chắc chắn là thu tiền về. Loại 5 bắt đầu bằng con số 5(Ví dụ 511;515..); Loại 7 bắt đầu bằng con số 7 (Ví dụ 711)

+Loại 5 và 7 cùng tính chất như nhau khi ghi nhận vào sổ sách. Khi công ty bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho khách hàng tức là khi đó phát sinh tăng loại 5 và loại 7. Tức là công ty đưa hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng để thu tiền về thì lúc này loại 5 và loại 7 tăng lên. Khi loại 5 và loại 7 tăng lên thì Ghi bên CÓ (Vậy là giống với loại 3 và loại 4). Bên NỢ loại 5 và loại 7 giảm xuống với lý do là cuối kỳ kế toán (Tháng, quý, năm) kết chuyển vào tài khoản loại 9 (Xác định kết quả kinh doanh) để xác định lãi hoặc lỗ của Công ty. Nhớ là loại 5 và loại 7 không có số dư cuối kỳ mà tổng phát sinh bên nợ phải bằng Tổng phát sinh bên Có. Hình minh hoạ tính chất của tài khoản loại 5 và loại 7 như sau

• Loại 6 và 8 gọi chung là chi phí của Công ty. Chi phí tức là công ty chắc chắn 100% bỏ tiền ra để được 1 cái lợi ích nào đó và lợi ích này chỉ liên quan đến tháng phát sinh mà không liên quan đến tháng sau (Ví dụ chi phí tiền điện; chi phí thuê mặt bằng; chi phí thuê xe ba gác chở hàng…). Loại 6,8 càng nhiều thì Công ty sẽ có chi phí càng nhiều tức là Công ty phải chi tiền ra càng nhiều. Loại 6 là bắt đầu bằng con số 6 (ví dụ 627;641;642..). Loại 8 bắt đầu bằng con số 8 (ví dụ 811).

+Loại 6 và 8 cùng tính chất như nhau khi ghi nhận vào sổ sách. Khi phát sinh tăng loại 6 và loại 8 tức là khi công ty bỏ tiền ra để có 1 dịch vụ. Vậy khi loại 6 và loại 8 tăng lên thì GHI BÊN NỢ (vậy là giống với loại 1 và loại 2). GHI BÊN CÓ loại 6 và loại 8 giảm xuống với lý do là cuối kỳ kế toán (Tháng, quý, năm) kết chuyển vào tài khoản loại 9 (Xác định kết quả kinh doanh) để xác định lãi hoặc lỗ của Công ty. Cụ thể minh hoạ tính chất của tài khoản chi phí loại 6,8 như hình minh hoạ bên dưới.

=> Vậy tính chất từ tài khoản loại 5 đến tài khoản loại 9 có mối quan hệ mật thiết với nhau. Với sơ đồ chữ T bên dưới sẽ giúp bạn hiểu được tính chất từ tài khoản loại 5 đến tài khoản loại 9 nó có mối quan hệ như thế nào. Mối quan hệ từ loại 5 cho đến loại 8 cuối kỳ kế toán (Tháng, Quý, Năm) kết chuyển vào tài khoản loại 9 (Tên là xác định kết quả kinh doanh) với mục định là để xác định công ty làm ăn lời hay lỗ để từ đó tính ra số thuế TNDN phải nộp cho nhà nước là bao nhiêu. Chỉ như vậy thôi, nên khi học thì chúng ta nên học thuộc sơ đồ mối quan hệ bên dưới.

SAU KHI CÁC BẠN ĐÃ NẮM ĐƯỢC TÍNH CHẤT CỦA TỪNG TÀI KHOẢN TỪ LOẠI 1 ĐẾN LOẠI 9=>SAU ĐÂY TÔI TÓM LẠI CÁC Ý CỦA TÍNH CHẤT CỦA TỪNG TÀI KHOẢN(TỪ LOẠI 1 CHO ĐẾN LOẠI 9) ĐỂ CÁC BẠN NẮM RÕ HƠN

Tài khoản loại 1;2;6;8:Phát sinh TĂNG ghi bên Nợ, phát sinh GIẢM ghi bên Có;
Tài khoản loại: 3;4;5;7: Ngược lại, phát sinh TĂNG ghi bên Có, phát sinh GIẢM ghi bên Nợ.
=> Chỉ có 3 dòng thôi nhưng nó sẽ giúp ích các bạn rất nhiều trong quá trình học, trước mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, để định khoản được ta chỉ cần xác định xem nghiệp vụ đó liên quan đến tài khoản nào, tài khoản đó thuộc loại nào, phát sinh tăng hay giảm.

Về số dư tài khoản:
+Tài khoản loại 1;2 có số dư bên Nợ;
+Tài khoản loại 3;4 có số dư bên Có;
+Tài khoản loại 5;6;7;8;9không có số dư (đây là tài khoản dùng để kết chuyển xác định kết quả kinh doanh, phát sinh bao nhiêu thì kết chuyển bấy nhiêu vào tài khoản 911. Do đó số dư = 0).
Để xác định số dư các tài khoản ta có công thức:
Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh tăng – Phát sinh giảm.

➤Bước 3: Sau khi đã biết được tính chất của từng loại tài khoản rồi, thì vấn đề còn lại là các bạn cầm trên tay bộ chứng từ và phân tích bộ chứng từ đó xem nghiệp vụ đó ảnh hưởng đến những tài khoản nào (chỉ ảnh hưởng từ loại 1 đến loại 9 và chọn thôi) từ đó tiến hành ghi NỢ VÀ GHI CÓ thôi.

Lưu ý: 1 nghiệp vụ kinh tế phát sinh xảy ra chỉ ảnh hưởng ít nhất 2 tài khoản. Trong đó phải có 1 tài khoản ghi nợ và 1 tài khoản ghi có. Nếu ảnh hưởng 3 tài khoản thì phải có 2 nợ 1 có hoặc 2 có 1 nợ và Tổng số tiền bên nợ phải bằng tổng số tiền bên có. Vấn đề làm sao cầm trên tay bộ chứng từ xác định được ảnh hưởng đến tài khoản nào trong danh mục hệ thống thông tư 200 thì các bạn sẽ được học trong chương 3,4,5

Trang đầu

Địa chỉ văn phòng

19/12E, Thới Tứ, Thới Tam Thôn, Hóc Môn, TP. HCM

0337.747.347