Thuế giá trị gia tăng

Trang chủ

Điều kiện khấu trừ

Xuất hoá đơn

Hoá đơn lãi vay

Sách kế toán

Thuế TNCN

Thuế TNDN

Kê khai bỏ sót hoá đơn

Tải bảng kê MV-BR

CÁC BƯỚC KÊ KHAI

                                                                                      Có 7 bước để khai thuế GTGT

Bước 1
: Tập hợp hóa đơn mua vào, bán ra

Bước 2
: Hạch toán hóa đơn đầu vào, đầu ra vào phần mềm Misa hoặc phần mềm khác...

Bước 3: Vào tab thuế lên tờ khai theo thông tư 80, chọn kê khai theo tháng hoặc quý cho phù hợp với doanh nghiệp mình

Bước 4: Nhập chỉ tiêu 22 số thuế được khấu trừ kỳ trước chuyển sang sau đó lưu lại.
vi dụ:  đang kê khai quý 3 thì lấy chỉ tiêu 43 tờ khai quý 2 chuyển sang chỉ tiêu 22 của quý 3.

Bước 5: Cũng vào tab thuế kết chuyển thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
vi dụ: hạch toán nợ 33311/ có 1331 so sánh bên nợ 1331 và có 33311 lấy số nhỏ hơn

Bước 6: Kiểm tra lại ở bước 2, 4, 5 sau đó lưu lại, kết xuất xml

Bước 7: Nộp tờ khai. vào trang https://thuedientu.gdt.gov.vn để nộp tờ khai

Chứng từ gốc

Điều kiện khấu trừ hóa đơn gtgt đầu vào

➡➡Hóa đơn đầu vào không thỏa mãn điều kiện được khấu trừ mà vẫn kê khai trên bảng kê 01-2/GTGT đầu vào=> Dẫn đến ảnh hưởng đến tờ khai 01/GTGT=> Phải làm tờ khai bổ sung. Ví dụ 1 vài trường hợp hóa đơn không thỏa mãn điều kiện được khấu trừ mà vẫn kê khai trên bảng kê đầu vào như sau:

★★-Hóa đơn vẫn hợp pháp, hợp lệ nhưng không phục vụ cho hoạt động SXKD của Cty mà các bạn vẫn kê khai vào bảng kê 01-2 đầu vào (Ví dụ như Cty của các bạn là bán nước suối mà đầu vào của các bạn là hóa đơn mua bàn ủi, mua kem đánh răng…toàn bộ là mua đồ dùng cá nhân để phục vụ cho cá nhân mà giám đốc đi siêu thị lấy hóa đơn đem về cho các bạn thì thuế sẽ không cho khấu trừ)

★★-Hóa đơn GTGT đầu vào từ 20 triệu trở lên mà Cty thanh toán bằng tiền mặt nhưng kế toán vẫn kê khai khấu trừ vào bảng kê 01-2/GTGT

★★-Hóa đơn sai tên Cty, Sai mã số thuế, sai địa chỉ mà các bạn vẫn kê khai khấu trừ vào bảng kê 01-2/GTGT.

★★-Hóa đơn không có thực tế xảy ra (Tức là hóa đơn bất hợp pháp), các bạn đi mua hóa đơn của các Cty khác để làm tăng chi phí và lấy VAT đầu vào (Tức là thực tế không có mua bán hàng hóa dịch vụ gì ở đây cả, trường hợp này thường xảy ra trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa lấy hóa đơn GTGT đầu vào để trốn thuế, rủi ro rất cao nhé các bạn). Vậy thuế có phát hiện ra hay không là 1 vấn đề khác (Tùy kỷ năng của mỗi nhân viên thuế).

★★-Mua hàng hóa của Cty A, nhưng Cty A không xuất hóa đơn và nhờ Cty B xuất hóa đơn cho Cty các bạn. Cũng không hợp pháp nhé các bạn.Thuế có phát hiện ra hay không là 1 vấn đề khác, tùy theo kỷ năng của từng nhân viên thuế

★★-Mua hàng hóa A tại Cty B, nhưng Cty B không xuất hóa đơn hàng hóa A mà xuất hóa đơn hàng hóa C.=> Cũng không phù hợp nhé các bạn. Thuế có phát hiện ra hay không là 1 vấn đề khác.tùy theo kỷ năng của từng nhân viên thuế

➤Lưu ý 1: HÓA ĐƠN ĐẦU VÀO BỎ SÓT thì sẽ không cần kê khai bổ sung mà kê khai tại kỳ kê khai của tháng phát hiện hóa đơn bỏ sót luôn (Không giới hạn thời gian). Ví dụ Cty Cp Truyền Thông Hà Trung tháng 1/2013 có tất cả là 8 tờ hóa đơn đầu vào mà Cty mới kê khai vào tờ khai tháng 1/2013 có 6 tờ bị bỏ sót 2 tờ hóa đơn. Tháng 2/2015 các bạn phát hiện ra tháng 1/2013 bị bỏ sót 2 tờ hóa đơn của tháng 1/2013. Thì các bạn lấy 2 tờ hóa đơn của tháng 1/2013 bỏ sót đó kê khai vào tờ khai tháng 2/2015 (Miễn sao là trước khi Cơ quan thuế ra quyết định thanh kiểm tra tờ khai tháng 1/2013 là được).

➤Lưu ý 2: Nếu các bạn lỡ kê khai hóa đơn bán hàng (hóa đơn không có dòng thuế GTGT) vào bảng kê mua vào thì cũng không sao, vì không ảnh hưởng đến VAT được khấu trừ. Theo như bài thực hành của Cty Hà Trung có hóa đơn bán hàng mà các bạn đã thực hành là không có kê khai vào bảng kê 01-2/GTGT đầu vào

➤Lưu ý 3: Hóa đơn thiếu chữ ký người mua hàng, hay người bán hàng hay chưa gạch chéo thì vẫn kê khai khấu trừ bình thường nhé (Vì MST, Địa chỉ, Tên Cty đúng) nên vẫn xác định được người mua và người bán

➤Lưu ý 4: Hóa đơn viết sai thuế suất 5% thành 10% thì vẫn được khấu trừ nhé (cho dù không có lập biên bản điều chỉnh và viết hóa đơn điều chỉnh). Được khấu trừ 10% luôn, nhưng bên mua phải chứng minh được bên bán đã kê khai khấu trừ đầu ra 10% (Bằng cách xin tờ khai kê khai 10% của bên bán là được). Nếu bên mua không kê khai 10% mà kê khai 5% thì không có vấn đề gì cả (tức là không cần phải chứng minh bên bán đã kê khai đầu ra 5% hay 10% gì cả). Còn nếu 2 bên lập biên bản điều chỉnh và viết hóa đơn điều chỉnh thì bên bán làm đúng quy định và 2 bên thực hiện kê khai đúng quy định theo như biên bản điều chỉnh và hóa đơn điều chỉnh thôi.

➤Lưu ý 5: Hóa đơn viết sai thuế suất 10% mà viết 5% thì bên mua sẽ được khấu trừ 5% (Mà không cần phải chứng mình gì cả). Nhưng bên bán sẽ bị phạt về tội là xuất sai thuế suất cao thành thấp. Còn nếu 2 bên lập biên bản điều chỉnh và viết hóa đơn điều chỉnh thì bên bán làm đúng quy định và 2 bên thực hiện kê khai đúng quy định theo như biên bản điều chỉnh và hóa đơn điều chỉnh thôi.

➤Lưu ý 6: hóa đơn chưa làm thông báo phát hành mà viết cho bên mua và bên bán chấp nhận nộp phạt và đã nộp phạt và đã làm thông báo phát hành sau đó thì bên mua vẫn được khấu trừ đầu vào nhé. Xin thông báo phát hành và giấy nộp phạt của bên ban để kèm theo hóa đơn đầu vào của bạn

➤Lưu ý 7: Hóa đơn mà hàng hóa trả chậm từ 20 triệu trở lên mà chưa tháng thanh toán thì vẫn được khấu trừ VAT đầu vào nhé. Nếu sang những kỳ sau mà thanh toán bằng tiền mặt thì cũng không phải làm kê khai bổ sung của kỳ trước mà chỉ cần kê khai giảm VAT được khấu trừ tại Kỳ kê khai của tháng thanh toán bằng tiền mặt, kê khai âm là được nhé)

(Ví dụ ngày 1/1/2019 mua hàng hóa A trị giá là 30 triệu chưa VAT và VAT là 3 triệu chưa trả tiền, thời hạn trả tiền là 1/2/2019, Kế toán đã kê khai khấu trừ tháng 1/2019. Sang tháng 4/2019 Cty thanh toán bằng tiền mặt 33 triệu thì kế toán phải kê khai tại tháng 4/.2019 ghi âm khấu trừ giá trị chưa VAT là 30 triệu và VAT ghi âm là 3 triệu)

Kê khai bổ sung thuế gtgt- Giúp bạn hiểu rõ kê khai bổ sung thuế GTGT

CÁC TRƯỜNG HỢP VỀ KÊ KHAI BỔ SUNG THUẾ GTGT TRÊN HTKK BẰNG HÌNH ẢNH MINH HỌA

Bài viết này được viết dưới dạng bằng hình ảnh minh họa nên rất dễ hiểu sẽ giúp các bạn đang tự học kế toán và thuế biết được cách kê khai bổ sung khi xảy ra trường hợp kê khai sai.

Bảng kê thực hành (mua vào và bán ra)

Tải bảng kê bán ra

Tải bảng kê mua vào

Đặt sách

Kê khai bỏ sót hóa đơn đầu vào và đầu ra như thế nào

CÂU HỎI: hóa đơn bỏ sót đầu vào và hóa đơn bỏ sót đầu ra thì sẽ kê khai thuế GTGT như thế nào?

↪↪↪TRẢ LỜI:
Theo như CV 414/TCT-CS ngày 30/1/2018 của Tổng Cục thuế trả lời như sau:

▶-Đối với hóa đơn đầu ra bỏ sót: Bỏ sót hóa đơn đầu ra của kỳ tính thuế nào thì KÊ KHAI BỔ SUNG CỦA KỲ TÍNH THUẾ ĐÓ (Ví dụ tháng 3/2019 phát hiện tháng 10/2018 bỏ sót tờ hóa đơn đầu ra trị giá chưa VAT là 100 trieu va VAT là 10 triệu thì tại tháng 3/2019 phải vào tờ khai khai tháng 10/2018 để làm Tờ khai bổ sung kỳ kê khai thuế tháng 10/2018=> Nếu có tiền thuế tăng thêm thì truy thu thuế và tính tiền chậm nộp là 0.03%/ngày*số ngày chậm nộp từ 21/11/2018 đến thời điểm tháng 3/2019 phát hiện).

▶-Đối với hóa đơn đầu vào bỏ sót: Tại kỳ hiện tại nếu phát hiện hóa đơn đầu vào bị bỏ sót của các kỳ tính kê khai thuế trước thì được quyền KÊ KHAI KHẤU TẠI KỲ PHÁT HIỆN (Không phải quay lại kỳ kê khai của hóa đơn bỏ sót để mà KÊ KHAI BỔ SUNG BẠN NHÉ, không giới hạn thời gian), nhưng phải trước khi Cơ quan thuế công bố quyết định thanh kiểm tra . Ví dụ tại 4/3/2019 phát hiện kỳ kê khai thuế tháng 10/2018 bỏ sót 2 tờ hóa đơn đầu vào thì 2 tờ hóa đơn bỏ sót đó được kê khai tại kỳ kê khai thuế tháng 3/2019.

Ngày ký hóa đơn điện tử sau ngày lập hóa đơn điện tử thì bên bán lấy ngày nào để kê khai thuế GTGT đầu ra??

Câu hỏi: ngày ký hóa đơn điện tử sau ngày lập hóa đơn điện tử thì bên bán căn cứ ngày nào để kê khai thuế GTGT đầu ra

Trả lời:

Theo như CV 58325/CT-TTHT ngày 25/08/2017 của Cục thuế Hà Nội cho Công ty co thế giới số Trần Anh như sau:

Căn cứ theo quy định trên, trường hợp của Công ty CP Thế giới số Trần Anh đang sử dụng hóa đơn điện tử, trong quá trình sử dụng khi bán hàng hóa, dịch vụ thì ngày lập hóa đơn điện tử Công ty phải thực hiện theo đúng quy định tại tiết a khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC. Trường hợp ngày ký hóa đơn điện tử thực hiện sau ngày lập hóa đơn điện tử thì Công ty phải căn cứ vào ngày lập hóa đơn điện tử để xác định nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và hạch toán theo quy định.

Download CV tại đây

Đặt sách

Khấu trừ thuế gtgt của phúc lợi cho người lao động sẽ tương ứng với chi phí phúc lợi cho người lao động được trừ khi tính thuế TNDN

THUẾ VAT ĐẦU VÀO TƯƠNG ỨNG VỚI CHI PHÍ CÓ TÍNH CHẤT PHÚC LỢI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG SẼ ĐƯỢC KHẤU TRỪ VAT ĐẦU VÀO

Câu hỏi: Khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động mà có hóa đơn GTGT thì có được khấu trừ VAT đầu vào tương ứng với phần chi phí mà được thuế chấp thuận là chi phí được trừ không?
Trả lời:
Ngày 29/09/2015 Tổng Cục Thuế có công văn 4005/TCT-CS hướng dẫn khấu trừ thuế VAT và đưa vào chi phí đối với các khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì:

“Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất...”.

Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp doanh nghiệp có khoản chi phúc lợi mà người lao động được thụ hưởng trực tiếp thì khoản chi đó được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ và tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế theo quy định, đồng thời doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đối với những khoản chi phúc lợi tương ứng với khoản tiền được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nêu trên nếu đáp ứng được các điều kiện về khấu trừ theo quy định.

Tổng cục Thuế hướng dẫn để Cục Thuế tỉnh Đồng Nai được biết./.

Download CV 4005

Công ty kinh doanh mặt hàng không chịu thuế gtgt thì hóa đơn gtgt đầu vào có phải kê khai thuế gtgt trên phần mềm HTKK?

Công ty kinh doanh mặt hàng không chịu thuế GTGT. Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Vậy cho hỏi?
Câu hỏi 1: Hóa đơn GTGT đầu vào dùng cho hoạt động SXKD không chịu thuế GTGT thì có kê khai trên tờ khai thuế GTGT không (tức là hóa đơn vẫn có dòng thuế GTGT trên đó nhưng dùng cho hoạt động SXKD không chịu thuếGTGT?
Câu hỏi 2: Hóa đơn GTGT đầu vào không chịu thuế GTGT (tức là hóa đơn GTGT và dòng thuế suất GTGT gạch chéo) thì có kê khai trên tờ khai không?
Câu hỏi 3: Hóa đơn GTGT đầu ra mà không chịu thuế thì kê khai như thế nào trên tờ khai và trên bảng kê?
TRẢ LỜI

☛☛Hóa đơn GTGT đầu vào có chịu thuế và hóa đơn GTGT đầu vào không chịu thuế mua vào phục vụ cho hoạt động SXKD không chiu thuế GTGT (Trả lời cho câu hỏi 1 và câu hỏi 2)

Căn cứ pháp lý
• Thứ nhất: Căn cứ Điểm 7 Điều 14 của TT219/TT-BTC:
“7. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này không được khấu trừ”
• Điều này có nghĩa Công ty kinh doanh mặt hàng không chịu thuế GTGT thì thuế GTGT đầu vào sẽ không được khấu trừ tức là không hạch toán bên nợ 133.
• Điểm c Khoản 1 Điều 1 của TT119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2018 sửa đổi TT156/2013 về MẪU BIỂU MUA VÀO: c) Mẫu Bảng kê hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ mua vào (mẫu số 01-2/GTGT) thay thế cho mẫu Bảng kê hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ mua vào (mẫu số 01-2/GTGT) ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
MẪU BIỂU MUA VÀO CỦA TT119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014, Không có hàng nào để kê khai hóa đơn GTGT đầu vào chịu thuế (Tức là dòng thuế suất GTGT là 5% hay 10%) phục vụ cho hoạt động SXKD không chịu thuế cũng như hóa đơn GTGT đầu vào mà dòng thuế suất là gạch chéo (Tức là không chịu thuế). Các bạn xem mẫu


MẪU BIỂU MUA VÀO CỦA TT156/2013/TT-BTC có 2 dòng mà các bạn CÓ THỂ kê khai 2 loại hóa đơn trên (Là hóa đơn GTGT đầu vào có chịu thuế GTGT dùng cho hoạt động SXKD không chịu thuế GTGT và hóa đơn GTGT đầu vào không chịu thuế GTGT dùng cho hoạt động SXKD không chịu thuế GTGT. Xem mẫu

• Mặt khác theo như khoản 3 Điều 11 của TT156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 về hướng dẫn kê khai thuế GTGT là Gồm Tờ khai thuế GTGT 01/GTGT và kèm theo bảng kê mua vào 01-2/GTGT và bán ra 01-1/GTGT . Mà Tờ khai được lập dựa trên Bảng kê mua vào và bảng kê bán ra.


▶▶▶VẬY KẾT LUẬN 1 ĐIỀU:
Hóa đơn GTGT đầu vào có chịu thuế GTGT dùng cho hoạt động SXKD không chịu thuế GTGT và hóa đơn GTGT mua vào không chịu thuế GTGT cho hoạt động SXKD không chịu thuế GTGT thì KHÔNG PHẢI KÊ KHAI TRÊN TỜ KHAI THUẾ GTGT CŨNG NHƯ KHÔNG KÊ KHAI TRÊN BẢNG KÊ MUA VÀO (Vì trên bảng kê mua vào không có dòng nào để kê khai 2 loại hóa đơn này cả, nếu kê khai cũng không biết kê khai vào dòng nào trên bảng kê và nếu kê khai đại trên bảng kê mua vào cũng không giải quyết được vấn đề gì cả).

☛☛Hóa đơn GTGT đầu ra của mặt hàng không chịu thuế GTGT thì kê khai như thế nào trên bảng kê bán ra và trên tờ khai thuế GTGT (Câu hỏi 3)


Theo như Điểm b Khoản 1 Điều 1 của TT119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2018 sửa đổi TT156/2013 về MẪU BIỂU MUA VÀO:b) Mẫu Bảng kê hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu số 01-1/GTGT) thay thế cho mẫu Bảng kê hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu số 01-1/GTGT) ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính. Xem mẫu

▶VẬY KẾT LUẬN 1 ĐIỀU:
===>Với mẫu biểu bảng kê đầu ra 01-1/GTGT trên thì hóa đơn GTGT đầu ra dùng cho SXKD mặt hàng không chịu thuế thì khi viết hóa đơn dòng thuế suất gạch chéo và khi kê khai trên bảng kê bán ra ghi vào dòng số 1 trên bảng kê bán ra 01-1/GTGT. Và khi kê khai trên tờ khai thuế GTGT 01/GTGT thì ghi vào dòng số 26. Xem mẫu

Xem hóa đơn bán hàng thông thường có kê khai trên tờ khai thuế GTGT 01/GTGT

Hóa đơn bán hàng thông thường có phải kê khai trên tờ khai thuế GTGT?

Câu hỏi: Hóa đơn bán hàng thông thường không có dòng thuế suất thuế GTGT thì có phải kê khai trên tờ khai thuế GTGT?

Trả lời:

KHÔNG CẦN KÊ KHAI VÌ ĐÂY LÀ HÓA ĐƠN BÁN HÀNG KO CÓ DÒNG THUẾ SUẤT THUẾ GTGT (Theo công văn 3430/TCT-KK ngày 21/4/2014 của bộ tài chính.). Kê cũng không giải quyết vấn đề gì cả (Mặc khác, trên bảng kê mua vào không có dòng nào để mà kê khai cho loại hóa đơn này. Có thề xem mẫu Bảng kê mua vào theo TT119 bên dưới).

Chỉ kê khai vào tờ khai thuế GTGT những loại chứng từ sau:
1. Hóa đơn GTGT
2. Chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu
3. Chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài
4. Những loại hóa đơn đặc thù đã bao gồm VAT (ví dụ tem, vé...)
Xem Công văn 3430/TCT-KK ngày 21/08/2014 để tham khảo

Xem công ty kinh doanh mặt hàng không chịu thuế GTGT thì hóa đơn GTGT đầu vào có kê khai trên tờ khai thuế GTGT không?

Công ty kinh doanh mặt hàng không chịu thuế gtgt thì hóa đơn gtgt đầu vào có phải kê khai thuế gtgt trên phần mềm HTKK?

Công ty kinh doanh mặt hàng không chịu thuế GTGT. Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Vậy cho hỏi?

Câu hỏi 1: Hóa đơn GTGT đầu vào dùng cho hoạt động SXKD không chịu thuế GTGT thì có kê khai trên tờ khai thuế GTGT không (tức là hóa đơn vẫn có dòng thuế GTGT trên đó nhưng dùng cho hoạt động SXKD không chịu thuếGTGT?
Câu hỏi 2: Hóa đơn GTGT đầu vào không chịu thuế GTGT (tức là hóa đơn GTGT và dòng thuế suất GTGT gạch chéo) thì có kê khai trên tờ khai không?
Câu hỏi 3: Hóa đơn GTGT đầu ra mà không chịu thuế thì kê khai như thế nào trên tờ khai và trên bảng kê?
TRẢ LỜI

☛☛Hóa đơn GTGT đầu vào có chịu thuế và hóa đơn GTGT đầu vào không chịu thuế mua vào phục vụ cho hoạt động SXKD không chiu thuế GTGT (Trả lời cho câu hỏi 1 và câu hỏi 2)
Căn cứ pháp lý
• Thứ nhất: Căn cứ Điểm 7 Điều 14 của TT219/TT-BTC:
“7. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này không được khấu trừ”
• Điều này có nghĩa Công ty kinh doanh mặt hàng không chịu thuế GTGT thì thuế GTGT đầu vào sẽ không được khấu trừ tức là không hạch toán bên nợ 133.
• Điểm c Khoản 1 Điều 1 của TT119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2018 sửa đổi TT156/2013 về MẪU BIỂU MUA VÀO: c) Mẫu Bảng kê hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ mua vào (mẫu số 01-2/GTGT) thay thế cho mẫu Bảng kê hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ mua vào (mẫu số 01-2/GTGT) ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.

MẪU BIỂU MUA VÀO CỦA TT119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014, Không có hàng nào để kê khai hóa đơn GTGT đầu vào chịu thuế (Tức là dòng thuế suất GTGT là 5% hay 10%) phục vụ cho hoạt động SXKD không chịu thuế cũng như hóa đơn GTGT đầu vào mà dòng thuế suất là gạch chéo (Tức là không chịu thuế). Các bạn xem mẫu

MẪU BIỂU MUA VÀO CỦA TT156/2013/TT-BTC có 2 dòng mà các bạn CÓ THỂ kê khai 2 loại hóa đơn trên (Là hóa đơn GTGT đầu vào có chịu thuế GTGT dùng cho hoạt động SXKD không chịu thuế GTGT và hóa đơn GTGT đầu vào không chịu thuế GTGT dùng cho hoạt động SXKD không chịu thuế GTGT.

Xuất hóa đơn không đúng thời điểm thì bên mua có được khấu trừ VAT đầu vào và hạch toán làm sao

BÊN BÁN XUẤT HÓA ĐƠN KHÔNG ĐÚNG THỜI ĐIỂM THÌ BÊN MUA CÓ ĐƯỢC KHẤU TRỪ THUẾ VAT ĐẦU VÀO, BÊN BÁN VÀ BÊN MUA SẼ HẠCH TOÁN VÀ KÊ KHAI THUẾ GTGT NHƯ THẾ NÀO?
CÂU HỎI: Bên mua nhận hoá đơn không đúng thời điểm. Ví du mua hàng ngày 13/12/2016 đã nhận hàng (gồm hợp đồng, biên bản bàn giao chưa trả tiền cho bên bán trị giá là 10 triệu chưa VAT và VAT là 1 triệu) và bên bán chưa xuất hoá đơn (Với lý do chưa trả tiền). Sang 4/7/2017, bên mua trả tiền cho bên bán bằng tiền mặt và bên bán xuất hoá đơn là 11 triệu (trong đó VAT là 1 triệu). Vậy hỏi bên mua hach toán như thế nào tại từng ngày và bên mua có được khấu trừ VAT đầu vào. Biết ngày 15/12/2016 bên mua đã bán hàng này cho khách hàng và thu bằng tiền gửi ngân hàng 16.500.000 (Giá bán chưa VAT là 15 triệu và VAT là 1,5 triệu). Biết Cty bên mua là Cty thương mại, mua đi bán lại.Các bạn trả lời câu hỏi và hạch toán nghiệp vụ trên nhé cả bên bán lẫn bên mua.

TRẢ LỜI:
 BÊN MUA HẠCH TOÁN
-Ngày 13/12/2016 Cty hạch toán (Dựa vào chứng từ là biên bản giao hàng hàng của bên bán +Giá trị trên hợp đồng. Kế toán lập phiếu nhập kho), ghi như sau (Chưa ghi VAT)
Nợ 1561: 10.000.000
Có 331: 10.000.000

-Ngày 15/12/2016, Cty hạch toán bán hàng ra cho khách hàng , ghi 2 nghiệp vụ
Nghiệp vụ 1: doanh thu
Nợ 1121: 16.500.000
Có 5111: 15.000.000
Có 33311: 1.500.000

Nghiệp vụ 2: Giá vốn
Nợ 632: 10.000.000
Có 1561: 10.000.000

-Ngày 4/7/2018, nhận hóa đơn và thanh toán bằng tiền mặt. Kê khai thuế GTGT đầu vào tại tháng 7/2018
Nợ 1331: 1.000.000
Có 331: 1.000.000
Đồng thời thanh toán tiền mặt ghi
Nợ 331: 11.000.000
Có 1111: 11.000.000

BÊN BÁN HẠCH TOÁN
Ngày 13/12/2016, kế toán ghi nhận doanh thu và thuế GTGT phải nộp, đồng thời ghi nhận giá vốn. Kê khai thuế GTGT đầu ra tại tháng 12/2016. Chứ ko phải kê khai thuế GTGT tại tháng 4/2017. Mặc dù ngày 4/7/2017 mới xuất hóa đơn. Hóa đơn ngày 4/7/2017 xuất là để đó và không ghi gì cả (Xuất để có hóa đơn cho bên mua và bên bán vi phạm xuất hóa đơn không đúng thời điểm)
Nghiệp vụ 1: Doanh thu
Nợ 131: 11.000.000
Có 511: 10.000.000
Có 33311: 1.000.000
Nghiệp vụ 2: Giá vốn
Nợ 632:Số lượng *Đơn giá xuất kho
Có 155,1561: Số lượng *Đơn giá xuất kho
Theo như CV 3982/CT-TTHT của Cục thuế HCM ngày 03/05/2017 trả lời như sau:
Trường hợp của Công ty theo trình bày: ngày 10/08/2016, Công ty ký Hợp đồng cung cấp thiết bị phòng thí nghiệm cho Công ty cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Phú Bình (Công ty Phú Bình). Ngày 03/12/2016, Công ty đã tiến hành bàn giao thiết bị này cho Công ty Phú Bình nhưng đến ngày 07/04/2017 mới xuất hóa đơn là không đúng quy định. Công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 49/2016/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời Công ty phải kê khai điều chỉnh thuế GTGT tháng 12/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc quý 4/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý) và Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2016, nếu phát sinh số thuế phải nộp thì bị tính tiền chậm nộp theo quy định. Công ty Phú Bình được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào của các hoá đơn trên nếu đáp ứng các điều kiện về khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định.

KẾT LUẬN:
Bên mua được khấu trừ VAT đầu vào cho dù hóa đơn xuất không đúng thời điểm, nếu hóa đơn thỏa mãn tiêu chí về điều kiện khấu trừ VAT đầu vào . Và bên mua kê khai thuế GTGT đầu vào tại thời điểm bên bán xuất hóa đơn tức là ngày 4/7/2017.
Bên bán sẽ bị xử phạt vị phạm hành chính về vấn đề xuất hóa đơn không đúng thời điểm. Đồng thời kê khai thuế GTGT vào tháng 12/2016 hoặc kê khai vào quý 4/2016. Mà không được kê khai thuế GTGT đầu ra tại thời điểm xuất hóa đơn là ngày 4/7/2017
Xem xuất hóa đơn không đúng thời điểm thì bên bán sẽ bị xử phạt như thế nào.
Phạt vi phạm hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm thì bên bán sẽ bị xử phạt như thế nào? Bên mua có bị xử phạt không

– Trường hợp doanh nghiệp xuất hóa đơn sai thời điểm mức phạt chế tài ở văn bản pháp lý nào và mức phạt là bao nhiêu?
– Xuất hóa đơn như thế nào là đúng quy định văn bản pháp luật?

Ví dụ: Câu hỏi là doanh nghiệp tôi lập phiếu xuất kho ngày 11 & xuất hoá đơn ngày 15 được không? Doanh nghiệp tôi có bị sai thủ tục và vi phạm gì không?

Căn cứ pháp lý: Thời điểm xuất hóa đơn, tính thuế GTGT, thuế TNDN
– Khoản 2 điều 16 Thông tư 39/TT– BTC
– Điều 8 Thông tư Số: 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013
– Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Thông tư 96/2015/TT-BTC

“ Ngày lập hóa đơn, tính thuế GTGT, doanh thu tính thuế TNDN đối với bán hàng hóa là thời điểm mà chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa đó cho người mua, không phân biệt là người bán đã thu tiền được hay chưa thu tiền.”

Trường hợp 01: Xuất hóa đơn sai thời điểm: Ngày lập Phiếu Xuất Kho ngày 11 và Ngày lập Giao hàng ngày 11 : khách hàng đã ký nhận được hàng hóa ngay trong ngày và ký tá xác nhận là ngày 11, Doanh nghiệp xuất hóa đơn ngày 15 => Công ty bạn bị phạt như sau:
– Tại Điểm 3 Điều 11 TT 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014; Thông tư 176/2016/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi 10/2014/TT-BTC xử phạt vi phạm hành chính hóa đơn: Phạt tiền từ 4.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ với 1 trong các hành vi bên dưới:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm.

Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

a.1) Phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.

Ví dụ: Công ty C giao hàng cho khách hàng vào ngày 01/3/2014 (căn cứ vào phiếu xuất kho của Công ty C), nhưng đến ngày 03/3/2014 Công ty C mới lập hóa đơn để giao cho khách hàng. Việc lập hóa đơn như trên là không đúng thời điểm nhưng Công ty C đã kê khai, nộp thuế trong kỳ tính thuế của tháng 3/2014 nên Công ty C bị xử phạt ở mức 4.000.000 đồng (do không có tình tiết giảm nhẹ).

Lưu ý: Bên mua sẽ không bị xử phạt gì cả. Và bên mua có được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Xem bài này

Trường hợp 02: Xuất hóa đơn đúng thời điểm: Lập Phiếu Xuất Kho ngày 11 và Lập Phiếu Giao hàng ngày 11: khách hàng đã ký nhận được hàng hóa ngay trong ngày và ký tá xác nhận là ngày 11, Doanh nghiệp xuất hóa đơn ngày 11 => Nhưng hàng mang giao khách hàng trước, hóa đơn ngày 15 mới chuyển phát nhanh hoặc mới mang tới văn phòng giao cho khách hàng = > Trương hợp này gọi là hàng về trước hóa đơn về sau: KHÔNG BỊ PHẠT
Trường hợp 03: Xuất hóa đơn đúng thời điểm:
– Phần 01: Ngày lập Phiếu Xuất Kho in ra ngày 11 và Ngày lập Phiếu Giao hàng in ra ngày 11
– Phần 02: Ngày tháng năm Khách hàng Thực Nhận hàng ở phần khung dưới thông tin chữ ký Ngày tháng năm để trống để khi hàng đến Kho khách hàng và giao hàng thì ghi tay vào là ngày 15, khách hàng đã ký nhận được hàng hóa ký tá xác nhận ngày nhận hàng là ngày 15, Doanh nghiệp xuất hóa đơn ngày 15 => Trường hợp này đúng luật KHÔNG BỊ PHẠT

Xuất hóa đơn lãi vay là không chịu thuế hay chịu thuế 0%. Khi vay tiền giữa 2 công ty thì vay bằng tiền mặt hay chuyển khoản

LÃI SUẤT CHO VAY GIỮA 2 CÔNG TY CÓ BỊ KHỐNG CHẾ 150% LÃI SUẤT CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC? CÓ PHẢI XUẤT HÓA ĐƠN CHI PHÍ LÃI VAY? KHI CHO VAY LÀ CHUYỂN KHOẢN HAY CÓ THỂ DÙNG TIỀN MẶT

1. Ý 1: Khi công ty vay tiền của cty khác thì có bị khống chế lãi suất vay không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay hay không?

Câu hỏi: Công ty đã góp đủ vốn điều lệ và trong kỳ công ty có vay của Tổ chức kinh tế (Vay của Công ty, của doanh nghiệp) với lãi suất vượt 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. Vậy khoản chi phí lãi vay mà Công ty trả cho tổ chức kinh tế có bị khống chế mức lãi suất 150% mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng

Trả lời:
Căn cứ theo CV 2345/TCT-CS ngày 8/7/2011 của Tổng cục thuế trả lời cho Cục thuế Đồng Nai như sau:
Trường hợp vay của tổ chức kinh tế không bị khống chế mức lãi suất vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước việt Nam công bố tại thời điểm vay. Chỉ có vay của Cá nhân mới bị khống chế mức lãi suất trên

(Mặc dù CV này trả lời là căn cứ theo TT130/2008/TT-BTC này 26/12/2008 nhưng vẫn áp dụng cho năm 2014 cũng như áp dụng cho các năm 2009,2010,2011,2011,2012,2013 vì điểm căn cứ trả lời của CV này là giống nhau giữa các TT130;TT123;TT78)

Căn cứ theo TT 130/2008
Tại điểm 2.14 Mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

“Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay”

Căn cứ theo TT78/2014
Tại tiết 2.17 Điểm 2 Điều 6 của TT78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014
2.17 Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

➤Vậy , khẳng định lại một lần nữa nếu công ty có vay của tổ chức kinh tế (Vay của công ty, của doanh nghiệp) thì không bị khống chế 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tức là toàn bộ chi phí lãi vay sẽ được tính vào chi phí 100% (Nếu công ty đã góp đủ vốn điều lệ). Như vậy chỉ có công ty vay của cá nhân mới bị khống chế 150% lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

2. Ý 2: Bên cty cho vay có phải xuất hoá đơn giá trị gia tăng về khoản lãi vay định kỳ hay ko? Nếu xuất thì khoản dịch vụ này có chịu thuế gtgt hay ko? Và nếu xuất hóa đơn thì xuất vào thời gian nào?

Theo như 4044/CT-TTHT của Cục thuế Hồ Chí Minh ngày 29/05/2014 trả lời cho Công ty thiết Bị dầu khí sài gồn như sau:

Căn cứ Điểm b, Khoản 8, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT (có hiệu lực từ ngày 01/01/2014):

“Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.

Ví dụ 5: Công ty cổ phần VC có tiền nhàn rỗi tạm thời chưa phục vụ hoạt động kinh doanh, Công ty cổ phần VC ký hợp đồng cho Công ty T vay tiền trong thời hạn 6 tháng và được nhận khoản tiền lãi thì khoản tiền lãi Công ty cổ phần VC nhận được thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”.

Trường hợp Công ty có tiền nhàn rỗi cho Công ty khác vay (không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên) thì khoản tiền lãi Công ty nhận được thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, khi thu tiền Công ty phải lập hóa đơn GTGT, trên hoá đơn ghi rõ thu lãi tiền vay dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch chéo.
➤VẬY PHẢI XUẤT HÓA ĐƠN VỚI DÒNG THUẾ SUẤT KHÔNG GHI VÀ GẠCH CHÉO, VÀ ĐÂY LÀ DỊCH VỤ KHÔNG CHỊU THUẾ GTGT.Thời gian lập hóa đơn là cuối mỗi tháng lập, cho dù chưa thu được tiền. Vì tính lãi vay là tính cuối mỗi tháng

Theo CV 38646/CT-TTHT ngày 07/06/2018 của Cục thuế Hà Nội trả lời cho Công ty MB Shinsei về hóa đơn với hoạt động cho vay như sau:

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty là đơn vị kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ cấp tín dụng (cho vay) thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì:

- Khi thu tiền lãi vay Công ty phải lập hóa đơn theo quy định để giao cho người vay. Trên hóa đơn tiêu thức “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua” phải ghi đủ các chỉ tiêu (nếu có); tiêu thức tên hàng hóa ghi “Thu tiền lãi vay”, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.

- Trường hợp thu tiền lãi vay từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người vay không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người vay không lấy hóa đơn” hoặc “người vay không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.

- Trường hợp khoản thu tiền lãi vay dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người vay có yêu cầu lập và giao hóa đơn. Đối với trường hợp khoản thu lãi vay dưới 200.000 đồng mỗi lần mà người vay không lấy hóa đơn thì Công ty phải lập bảng kê và cuối mỗi ngày, Công ty lập một hóa đơn ghi số tiền lãi vay thu được trong ngày và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn” theo hướng dẫn tại Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính nêu trên.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời Công ty được biết để thực hiện./.

3. Ý 3: là khi vay tiền giữa 2 công ty với nhau thì nhận tiền mặt hay chuyển khoản

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015
Điều 4. Hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng
1. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
khoản 2 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015 “Hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp
2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

➤VẬY KHI CÁC CÔNG TY CHO VAY LẪN NHAU THÌ KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TIỀN MẶT MÀ PHẢI CHUYỂN KHOẢN. Chỉ khi nào Cá nhân cho Công ty vay tiền hoặc ngược lại thì có thể tiền mặt hoặc chuyển khoản

Những vấn đề tôi đề cập bên trên là giả sử công ty không có giao dịch liên kết. còn nếu mà có giao dịch liên kết thì chi phí lãi vay sẽ bị khống chế bởi 20% Ebida (Tức là chi phí lãi vay không vượt quá 20% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Chi phí lãi vay +Chi phí khấu hao). Cần nghiên cứu thêm nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 (Hiệu lực thi hành 1/5/2017). Nghị định này bị 1 số doanh nghiệp đang đề xuất cơ quan nhà nước chỉnh sửa. Khi nào có thông tin chính thức, tôi sẽ thông báo cho các bạn

Trang chủ

Đặt sách

Trang đầu

Phân biệt Chứng từ gốc là gì với chứng từ ghi sổ là gì

PHÂN BIỆT CHỨNG TỪ GỐC KHÁC VỚI CHỨNG TỪ GHI SỔ CHỖ NÀO.???

-Dành cho người chưa biết kế toán
-Dành cho người đang học kế toán online

Chứng từ gốc là gì: Chứng từ gốc là do các phòng ban khác của công ty lập ra dựa trên nghiệp vụ kinh tế phát sinh xảy ra trong công ty. Nghiệp vụ phát sinh tại đâu thì tại đó phải lập chứng từ, chứng từ đó gọi là chứng từ gốc (Và vấn đề lập chứng từ gốc này phải quy trình, mẫu biểu của Công ty để ra cũng như tuân thủ về mặt chứng từ của Luật thuế).
Ví dụ: Nghiệp vụ tạm ứng tiền cho Mr Tuấn đi công tác 2 ngày tại Hà Nội thì theo quy trình Mr Tuấn sẽ lập 2 chứng từ gốc là Giấy công tác trình sếp duyệt và Giấy đề nghị tạm ứng tiền có chữ ký của người lập và trưởng phòng. Toàn bộ mẫu này phải theo quy trình và quy chế công tác phí của Công ty ban hành

Xem mẫu chứng từ gốc (Giấy công tác và giấy đề nghị tạm ứng)

Chứng từ ghi sổ là gì: là do kế toán lập dùng để ghi sổ và nó phải có chữ Nợ và chữ có trên chứng từ ghi sổ. Nhưng trước khi lập chứng từ ghi sổ thì kế toán phải kiểm tra bộ chứng từ gố chuyển sang là hợp pháp, hợp lý, hợp lệ và đầy đủ hay chưa theo quy định của công ty cũng như theo quy định của Luật thuế. Các bạn có thể xem bài viết cách kiểm tra bộ chứng từ gốc đầy đủ, hợp pháp, hợp lý hợp lệ tại đây
Ví dụ: cùng với ví dụ trên thì kế toán sẽ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của giấy công tác và giấy đề nghị tạm ứng thì kế toán sẽ lập chứng từ ghi sổ là phiếu chi trong trường hợp này

Mẫu chứng từ ghi sổ phiếu chi có chữ nợ và chữ có trên đó để phân biệt với chứng từ gốc

Xem mẫu chứng từ ghi sổ có chữ nợ và chữ có và có ký hiệu chứng từ trên đó. Còn chứng từ gốc không có chữ nợ và chữ có. Do đó, cách phân biệt rõ nhất là xem chừng từ nào không có chữ nợ có thì đó là chứng từ gốc (Xem mẫu chứng từ ghi sổ PHIẾU NHẬP KHO NHÉ).

Như vậy là các bạn đã hiểu chứng từ ghi sổ là gì và chứng từ gốc là gì rồi đúng không. Chúc các bạn học tốt

Trang chủ

Trang đầu

Đặt sách

TẠI SAO LỰA CHỌN

Mọi người đang quan tâm
Phù hợp với mọi người làm - có - học
Kiến thức thực tế dễ hiểu
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY!

Gửi đi