Thuế TNDN

Trang chủ

Sách kế toán

 Thuế GTGT

Thuế TNDN

File Excel kế toán giá thanh theo phương pháp hệ số của Cty mật ong

Công thức lập bảng cân đối kế toán rất chi tiết và cụ thể

Công thức lập báo cáo kết quả kinh doanh. Rất chi tiết và cụ thể

Công thức lập lưu chuyển tiền tệ trực tiếp

Công thức lập lưu chuyển tiền tệ theo gián tiếp.Xem ngay

Chi phí không tương ứng doanh thu được hiểu như thế nào trong TT78

Excel kế toán sưu tầm

1 File Excel theo thông tư 133 

2 File Excel theo thông tư 200 

3 File Excel mẫu giải trình quyết toán thuế mới nhất

4 File Excel quản lý thu chi 

5 File Excel theo dõi công nợ đơn giản

6 File Excel nhật ký chung kiêm sổ cái và BCTC theo TT200

7 File Excel sổ sách báo cáo tài chính rất hay

8 File Excel mẫu sổ nhật ký chung theo thông tư 200

9 File Excel quản lí kho vật tư hàng hóa

10 File Excel quản lý vật tư hàng hóa - Có Video Hướng dẫn

11 File Excel tiền lương, công nợ, hàng tồn kho, tổng hợp

12 File Excel kế toán đủ các phần hành rất hay

13 File Excel kế toán quản trị chi phí hay

14 File Excel tính lương nhân công ngành may nhiều công đoạn

15 File Excel quản lý và in hợp đồng lao động

16 File Excel quản lý bán hàng

17 File Excel sổ quỹ tiền mặt

18 File Excel quản lý và in hợp đồng lao động

19 File Excel tính lương nhanh mới nhất

20 Tuyển tập 10 File Excel về nhập xuất tồn khoFile Excel quản lý và in hợp đồng lao động

21 Tuyển tập 10 File giúp kiểm tra thuế trước khi quyết toán thuế

22 Tuyển tập File Excel làm kế toán công ty xây dựng

23 Tuyển tập File Excel tính giá thành của nhiều loại hình DN

https://goo.gl/c8uzat

http://bit.ly/downexcel200

https://goo.gl/kD75xb

https://goo.gl/8MtPVx

https://goo.gl/zedTz3

https://goo.gl/7Ahbh4

https://goo.gl/YF7d85

https://goo.gl/7Bgy8x

https://goo.gl/eiqjhX

https://goo.gl/3qwVoU

https://goo.gl/fvU79M

https://goo.gl/BRhECg

https://goo.gl/vjXwDj

https://goo.gl/gFfHQM

https://goo.gl/2nSh7T

https://goo.gl/1g4Bgb

https://goo.gl/zHygXX

https://goo.gl/2nSh7T

https://goo.gl/uSwWi7

https://goo.gl/M9W9Pt

https://goo.gl/7HM67M

https://goo.gl/RqyNyZ

https://goo.gl/3hjT1j

File Excel kế toán giá thanh theo phương pháp hệ số của Cty mật ong

Gửi các bạn File Ví dụ kế toán giá thành theo phương pháp hệ số của công ty sản xuất mật ong

▶Quy trình sản xuất ra mật ong và cách hạch toán kế toán

☛Thứ nhất: Có 1 vùng trồng các loại cây cho ra hoa như hoa nhãn, hoa café, hoa rừng…đặc ở vùng có khí hậu tốt như Lâm đồng, Đà Lạt ….sau đó là cho người dân họ chăm sóc ong để họ thu thập mật thô và Công ty thu mua lại của họ Hoặc là có thể mua mật ong thô từ người nông dân trực tiếp họ tự đầu tư vùng trồng cây ĐÓ CHÍNH NGUYÊN LIỆU (MẬT ONG THÔ) ĐỂ LÀM RA MẬT ONG THÀNH PHẨM.

• Khi thu mua nguyên liệu thô (Mật ong tho) từ người nông dân về nhập kho
Nợ 152 (Hạch toán chi tiết cho từng nhóm mật ong thô: Hoa rừng; Hoa café; Hoa nhãn)
Có 111,112,331

• Hàng ngày xuất mật ong thô để cho các bồn chứa mật ong thô trên dây chuyền sản xuất, kế toán dựa vào phiếu xuất kho ghi rõ xuất bao nhiêu lít mật ong thô từng nhóm, kế toán hạch toán
Nợ 621 (Chi tiết cho từng nhóm mật ong thành phẩm)
Có 152: Số lượng xuất *Đơn giá (Chi tiết cho từng nhóm mật ong thành phẩm)

Lưu ý 1: Cuối tháng kiểm kê số lượng mật thô trên dây chuyền còn trong bồn +mật thô trong kho để tính ngược lại số nguyên liệu mật ong thô xuất dùng trong tháng. Số liệu xuất này phải khớp với số liệu xuất ra các ngày trong tháng. Nếu không khớp thì tìm hiểu nguyên nhân để xử lý. Đây là cách để kiểm soát. Nếu các bạn không hạch toán xuất mật ong thô hàng ngày Nợ 621 Có 152 mà để cuối tháng các bạn kiểm kê mật ong thô tồn cuối tháng trong kho và trên dây chuyền=> Các bạn suy ra nguyên liệu mật ong thô xuất dùng trong tháng và hạch toán 1 lần là Nợ 621 có 152 theo công thức=(Tồn kho nguyên liệu mật ong thô đầu kỳ+Nhập kho nguyên liệu mật ong thô trong kỳ-Tồn kho nguyên liệu mật ong thô cuối kỳ)

Thành phẩm mật ong được hạ thủy từ mật ong thô thì tùy theo công ty mà quy định định mức nguyên liệu mật ong thô để làm ra thành phẩm. Có thể 5% hoặc 10% hao hụt. Ở công ty này là tỷ lệ hao hụt là 10%. Tức là định mức 100 lít mật ong thô xuất ra thì thu hoạch được 90 lít mật ong thành phẩm.

Lưu ý 2: Về mặt chứng từ khi thu mua mật ong thô từ người dân, nếu mua của người nông dân trực tiếp khai thác thì không cần hóa đơn mà lập mẫu 01/TNDN theo TT78 (Thu thập thêm chứng minh nhân dân và làm hơp đồng, khi trả tiền thỉ tiền mặt hoặc chuyển khoản cũng được, nhớ khi trả tiền có chữ ký của họ và có biên bản bàn giao). Còn nếu mua không phải nông dân trực tiếp khai thác thì phải có hóa đơn

☛Thứ hai: Có 1 Dây chuyền sản xuất mật ong. Sau khi có mật ong thô đem về thì đổ vào bồn (Bồn chứa mật ong thô theo từng loại mật ong thô hoa café, mât ong thô hoa rừng, mật ong thô hoa nhãn… trên dây chuyền sản xuất mật ong này để cho ra các sản phẩm mật ong hoa café; Mật ong hoa nhãn; Mật ong rừng. Sau đó rót mật ong thành phẩm vào từng chai với thể tích khác nhau như Mật ong hoa rừng thể tích là 250;500;750. Mật ong hoa café thể tích là 250;500;750. Mật ong, hoa café thể tích là 250;500;750…. Mà dây chuyền thì phải khấu hao đây chính là chi phí khấu hao máy móc thiết bị tài khoản 6274

Định kỳ cuối mỗi tháng trích khấu hao dây chuyền làm ra mật ong, dựa vào bảng khấu hao, kế toán ghi. Đây là chi phí dùng cho cho các nhóm thành phẩm mà không hạch toán riêng được cho từng nhóm sản phẩm. Cuối tháng phân bổ chi phí dùng chung cho từng nhóm sản phẩm theo tiêu thức là tỷ lệ chi phí mật ong thô theo từng nhóm/Tổng chi phí mật ong thô của các nhóm cộng lại
Nợ 6274
Có 2141

Lưu ý: Chi phí khấu hao là chi phí sản xuất chung cố định nên sẽ phân bổ vào giá thành theo mức sản xuất công suất bình thường (nếu trong kỳ sản xuất ra số lượng sản phẩm nhỏ hơn mức công suất bình thường, phần chi phí sxc cố định không phân bổ vào giá thành sẽ hạch toán trực tiếp giá vốn). Còn nếu trong kỳ sản xuất ra vượt mức công suất sản xuất bình thường thì chi phí sản xuất chung phân bổ hết vào số lượng sản phẩm sản xuất ra).

☛Thứ ba: Ngoài ra có những khoản chi phí khác cấu tạo nên thành phẩm mật ong là chai, nắp và nhãn đây cũng là chi phí sản xuất chung 627.

• Khi mua chai về từng loại thể tích thì có thể nhập kho ghi Nợ 152 Nợ 133 có 111,112,331. Khi xuất chai ra thì căn cứ phiếu xuất kho có ghi rõ xuất bao nhiêu chai 750ml;500ml;250ml để đựng mật ong thành phẩm thì ghi nợ 6273 có 152 (Có thể nếu chi tiết được bao nhiêu chai cho nhóm mật ong rừng và bao nhiêu chai cho nhóm mật ong hoa nhãn và bao nhiêu chai cho nhóm mật ong hoa café thì các bạn hạch toán chi tiết 6273 cho từng nhóm mật ong luôn). Còn nếu làm như vậy phức tạp thì có thể cuối mỗi tháng, các bạn đếm số lượng chai thành phẩm cũng như số lượng chai thành phẩm dở dang (Tức đã rót ra chai mà chưa đóng nắp và nhãn) của từng nhóm để suy ngược lại số chai đã xuất ra dùng cho từng loại sản phẩm mật ong ghi Nợ 6273 Có 152. Nói chung chỗ số chai này thì có thể tập hợp riêng được cho từng nhóm sản phẩm. Tùy theo sự hiểu biết của các bạn về doanh nghiệp mình đang làm mà tổ chức cho phù hợp. Nếu tách riêng cho từng nhóm sản phẩm thì tách, còn không tách riêng được thì hạch toán dùng chung cũng được.TRONG VÍ DỤ BÀI NÀY ĐỂ TÍNH GIÁ THÀNH TÔI CHO SỐ CHAI XUẤT THEO TỪNG LOẠI THỂ TÍCH (750;500;250) tức là dùng chung cho toàn bộ sản phẩm. Còn sau này đi làm nên làm sao tối ưu nhất để ra giá thành hợp lý nhất (Tức là cái nào dùng riêng thì hạch toán riêng, cái nào dùng chung thì hạch toán dùng chung)

Vậy chi phí vỏ chai trong bài này: Cuối tháng phân bổ chi phí vỏ chai dùng chung (sản xuất chung) cho từng nhóm sản phẩm theo tiêu thức là tỷ lệ chi phí mật ong thô theo từng nhóm sản phẩm /Tổng chi phí mật ong thô của các nhóm sản phẩm cộng lại

• Khi mua nắp về thì tiến hành nhập kho Nợ 152 Nợ 1331 có 111;112;331. Cuối tháng dựa vào số lượng chai thành phẩm từng nhóm đã hoàn thành mà bộ phận sản xuất báo cáo thì tính ra được số nắp chai cho từng loại sản phẩm (Tức là hạch toán số nắp chai riêng theo từng nhóm sản phẩm vẫn được luôn). Còn bài này tôi cho xuất nắp chai là dùng chung cho toàn bộ sản phẩm hoàn thành luôn.Còn sau này đi làm nên làm sao tối ưu nhất để ra giá thành hợp lý nhất Tức là cái nào dùng riêng thì hạch toán riêng, cái nào dùng chung thì hạch toán dùng chung.
Nợ 6273
Có 152

Vậy chi phí nắp chai trong bài này: Cuối tháng phân bổ chi phí nắp chai dùng chung (sản xuất chung) cho từng nhóm sản phẩm theo tiêu thức là tỷ lệ chi phí mật ong thô theo từng nhóm sản phẩm /Tổng chi phí mật ong thô của các nhóm sản phẩm cộng lại

• Khi mua nhãn về nhập kho ghi Nợ 152 Nợ 133 Có 111,112,331. Ở bài này, ví dụ này tôi không cho phát sinh chi phí dán nhãn (Vì đã lỡ làm vì dụ không có chi phí nhãn rồi). Sau này đi làm thì nhớ có chi phí dán nhãn cho từng nhóm nữa nhé. Tập hợp riêng được cho từng nhóm sản phẩm được luôn. Cuối tháng dựa vào số chai thành phẩm hoàn thành và số chai thành phẩm dở dang cho từng nhóm mà bộ phận sản xuất báo cáo đã dán nhãn, kế toán ghi
Nợ 6273
Có 152

Lưu ý: Nếu không tách được chi phí nhãn cho từng nhóm sản phẩm thì có thể phân bổ chi phí nhãn cho từng nhóm sản phẩm theo tiêu thức:là tỷ lệ chi phí mật ong thô theo từng nhóm sản phẩm /Tổng chi phí mật ong thô của các nhóm sản phẩm cộng lại

☛Thứ tư: ngoài ra còn phải có con người chính là nhân công trực tiếp đứng máy để tạo ra những sản phẩm café chính là 622 (Chi phí nhân công trực tiếp). Chi phí nhân công này không thể tập hợp riêng được cho từng nhóm sản phẩm. Mà phải tập hợp chung rồi cuối tháng phân bổ cho từng nhóm sản phẩm theo tiêu thức là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Vậy chi phí nhân công trực tiếp: Cuối tháng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp (TK 622 dùng chung) cho từng nhóm sản phẩm theo tiêu thức là tỷ lệ chi phí mật ong thô theo từng nhóm sản phẩm/Tổng chi phí mật ong thô của các nhóm sản phẩm cộng lại.

☛Thứ năm: Ngoài ra còn có chi phí tiền điện…có thể phân bổ chi phí tiền điện cho bộ phận 642 là 50% và 6277 là 50% (Hay tỷ lệ bao nhiều là do các bạn chọn). Chi phí tiền điện thì dùng chung cũng phân bổ theo tiêu thức là tỷ lệ chi phí mật ong thô theo từng nhóm sản phẩm/Tổng chi phí mật ong thô của các nhóm sản phẩm cộng lại.

☛Thứ sáu: Cuối tháng kết chuyển 621;622;627 vào tài khoản 154 để tính giá thành và lập thẻ tính giá thành
Nợ 154
Có 621
Có 622
Có 627
(Còn sử dụng phương pháp nào để tính giá thành thì xem phần bên dưới sẽ rõ nhé).

▶Cách tính giá thành của Công ty sản xuất mật ong là dùng PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ: Áp dụng trong trường hợp là doanh nghiệp sử dụng cùng 1 loại nguyên liệu nhưng tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau về mặc kích thước nhưng giữa chúng có 1 hệ số quy đổi. (Ví dụ Mật ong hoa café có Mật ong hoa café chai thể tích 750 ml; Mật ong Hoa café chai thể tích 500 ml; Mật ong Hoa café chai thể tích 250 ml. Ví dụ mật ong hoa nhãn có Mật ong hoa nhãn chai thể tích 750ml; Mật ong hoa nhãn chai thể tích 500ml; Mật ong hoa nhãn chai thể tích 250ml. Ví dụ mật ong hoa rừng có Mật ong hoa rừng chai thể tích 750ml; Mật ong hoa rừng chai thể tích 500ml; Mật ong hoa rừng chai thể tích 250ml).

Lưu ý: Hiện tại do đặc thù của Cty này, mặc dù sản phẩm là chai với thể tích khác nhau nên khi tôi đánh giá sản phẩm dở dang thì tôi đã quy về lít. Còn khi tính giá thành vẫn tính giá thành theo chai (Xem phần chi tiết ví dụ bên dưới các bạn sẽ rõ). Đây là cách tôi đang làm, còn khi các bạn làm các bạn có thể tháy cách nào hay hơn thì làm.

▶VÍ DỤ CHI TIẾT: Về tính giá thành theo phương pháp hệ số của Công ty sản xuất mật ong. Cụ thể File Excel đính kèm. Nội dung File như sau:

✔Cho chi phí 621; 622; 627 phát sinh trong kỳ (tháng 01/2015). Có liệt kệ ra chi tiết những loại chi phí nào cấu tạo nên thành phẩm
✔Cho số lượng sản phẩm hoàn thành và số lượng Sản phẩm dở dang trong tháng 1/2015; Hệ số quy đổi giữa các sản phẩm trong nhóm sản phẩm
✔Cho chi phí sản xuất chung cố định là chi phí khấu hao. Mức sản xuất công suất bình thường là 5000 chai/tháng. Mục đích là để phân bổ chi phí sản xuất chung cố định theo mức sản xuất công suất bình thườn (trong trường hợp trong tháng sản xuất ra số lượng sản phẩm thực tế nhỏ hơn mức sản xuất công suất bình thường). Phần chi phí cố định còn lại không tính vào giá thành sẽ cho vào giá vốn
✔Những khoản chi phí tập hợp chung và những khoản chi phí tập hợp riêng
✔Sơ đồ tập hợp chi phí của từng nhóm sản phẩm
✔Bảng tính giá thành của từng nhóm sản phẩm 

Xem file mẫu đề bài và bài giải mẫu về tính giá thành của Công ty sản xuất mật ong

https://www.mediafire.com/file/v1esaz1xaulalwr/Gia-thanh+-+sachketoan.org.xls

Tải File Excle tại đây

Công thức lập bảng cân đối kế toán rất chi tiết và cụ thể

Công thức lập bảng cân đối kế toán rất chi tiết và cụ thể. Thích hợp cho những bạn đang học kế toán

Đây là công thức lập bảng cân đối kế toán rất chi tiết và cụ thể. Hy vọng, giúp ích cho các bạn làm kế toán

Công thức lập báo cáo kết quả kinh doanh. Rất chi tiết và cụ thể

Đây là công thức lập báo cáo kết quả kinh doanh rất chi tiết và cụ thể. Hy vọng, giúp ích cho các bạn làm kế toán

Công thức lập lưu chuyển tiền tệ trực tiếp

Đây là công thức lập bảng lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp rất chi tiết và cụ thể. Hy vọng, giúp ích cho các bạn làm kế toán

Công thức lập lưu chuyển tiền tệ theo gián tiếp. Xem ngay

Đây là công thức lập bảng lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp rất chi tiết và cụ thể. Hy vọng, giúp ích cho các bạn làm kế toán

Chi phí không tương ứng doanh thu được hiểu như thế nào trong TT78

♥CÁC KHOẢN CHI PHÍ KHÔNG TƯƠNG ỨNG VỚI DOANH THU TÍNH THUẾ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
CÂU HỎI: Tại Khoản 2.30 tại Điều 5 của TT96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 7 của TT78/2014 VỀ CÁC KHOẢN CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ CÓ CÂU: Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế sẽ KHÔNG ĐƯỢC THUẾ CHẤP NHẬN LÀ CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ khi làm tờ khai quyết toán thuế TNDN được hiểu như thế nào cho đúng?

TRẢ LỜI: Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cần hiểu tại sao thuế phải tính ra chi phí không tương ứng với doanh thu để loại những chi phí không hợp lý hoặc để truy thu doanh thu. Bởi vì thuế đang nghi ngờ và hoài nghi là doanh nghiệp của mình trốn doanh thu (Bán hàng không xuất hóa đơn đầu ra đầy đủ nhưng đầu vào thì lấy chi phí đủ 100% hoặc thậm chí là đi mua thêm hóa đơn đầu vào...)

☛☛Vậy chi phí tương ứng với doanh thu được hiểu như thế nào cho đúng??

Tức là những khoản chi phí mà TRỰC TIẾP tạo ra DOANH THU ĐÓ nhưng không tương ứng thì thuế sẽ không chấp nhận phần chi phí mà không tương ứng doanh thu đó (Tức là chi phí vượt mức định mức ví dụ là đáng lẻ là tạo ra 10 đồng doanh thu thi cần 2 đồng chi phí thôi nhưng chi phí mà công ty hạch toán vào đến 8 đồng=> Vậy suy ra 6đồng là thuế không chấp nhận HOẶC có thể hiểu là chi phí thực là 8 đồng thì phải ghi nhận doanh thu là 40 đồng nhưng Công ty ghi nhận doanh thu 10 đồng=> Thuế sẽ truy thu doanh thu là 30 đồng và đồng thời truy thu thuế VAT). Nói tóm lại Chi phí tương ứng doanh thu Tức là để có doanh thu đó thì chi phí tương ứng trực tiếp để tạo ra doanh thu đó CHỈ BẤY NHIÊU ĐÓ THÔI không được nhiều hơn (Thuế sẽ kiểm tra tính phù hợp hoặc tương ứng của 621;622;627;155 cũng như 632 so với lại doanh thu ). CÓ THỂ XEM VÀI VÍ DỤ SAU ĐỂ CÁC BẠN HIỂU RÕ.

✍VÍ DỤ 1: Bán hàng ghi nhận 2 nghiệp vụ Doanh thu và Giá vốn. Tức là 1 khi ghi nhận doanh thu thì phải ghi nhận giá vốn tương ứng.=> Đây được gọi là chi phí tương ứng với doanh thu nên 100% là thuế chấp nhận 632. Tuy nhiên, 632 nếu cấu thành từ 1561 thì không có gì để nói mà thuế chỉ tập trung vào là hóa đơn đầu vào có mua của doanh nghiệp bỏ trốn hay không? Hoặc đây có phải là những hóa đơn đầu vào mà đi mua hóa đơn hay không; Nhưng nếu giá thành mà cấu thành từ 621;622;627 thì lúc này thuế sẽ xem xét chứng từ đầu vào của 621,622,627 có hợp lý không có phải mua của những doanh nghiệp bỏ trốn không có phải là mua hóa đơn không, chứng từ về chi phí lương có phù hợp với thực tế không: công ty sản xuất đến 100 người công nhân nhưng trên bảng lương chỉ có 8 người công nhân, cũng như là định mức tiêu hao nguyên liệu xuất ra trong kỳ có phù hợp với nguyên liệu tạo ra thành phẩm không, chi phí tiền điện có phù hợp sản phẩm sản xuất ra không tháng trước chi phí tiền điện là 10 triệu cho 1000 sản phẩm sao tháng này chi phí tiền điện tang lên 100% là 20 triệu nhưng sản phẩm làm ra chỉ tăng có 10% là 1.100? =>Các bạn sẽ không biết đường mà giải thích

✍VÍ DỤ 2: Cách kiểm tra sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trực tiếp tạo ra doanh thu như sau: Công ty của các bạn là công ty taxi vận tải hành khách. Thường thì chi phí xăng xe (Tk 621) các bạn thường hay hỏi chiếm bao nhiêu % trên doanh thu là hợp lý (Vấn đề này thường các bạn hay cảm tính là lấy 35% đến 40% trên doanh thu)=> Nhưng đã hợp lý chưa tui lấy ví dụ cho các bạn xem nhé. Giả sử Công ty của các bạn là Công ty chuyên vận tải taxi.
+Định mức chiếc xe inova chạy 100 km là tiêu hao 7 lít xăng.
+1 km thì 12 ngàn đồng doanh thu. => Vậy suy ra 1 lít xăng các bạn chạy là 14km=> Doanh thu của 1 lít xăng là 168.000
+1 lít xăng giá 20 ngàn đồng
+Tỷ lệ chi phí 1 lít xăng trên doanh thu 1 lít xăng là : 20.000/168.000=12%
=>Vậy với định mức là chi phí xăng xe 35%-40% trên doanh thu là không tương ứng với doanh thu. Vì theo cách tính thì chi phí xăng xe chiếm khoản 12% trên doanh thu.

✍VÍ DỤ 3: Các bạn làm trong nhà hàng ăn uống. Mà chủ nhà hàng chủ trương trốn doanh thu tức là bán hàng không xuất hóa đơn đầy đủ mà chỉ xuất 1 số ít, trong khi chi phí nguyên liệu để ăn trực tiếp với sản phẩm đó lấy đầy đủ hóa đơn đầu vào. Ví dụ cho các bạn dễ hiểu là Công ty chỉ kinh doanh 1 món ăn là mình ống ý. Kiểm tra thử 1 tháng doanh thu như sau:

+Trong tháng Cty xuất ra 16 tờ hóa đơn cho 16 khách hàng với 16 dĩa mì ống ý nhưng nguyên liệu đầu vào các bạn tập hợp qua 621 rồi qua 632 là đến 10 chai tương ớt và 3 chai tương cà=> Các bạn có thể nào giải thích được không? Chắc chắn là không thể nào ăn 16 dĩa mỳ ống ý mà đến 10 chia tương ớt và 3 chai tương ca=> Công ty này trốn doanh thu là chắc=> Thuế ấn định doanh thu.

✍VÍ DỤ 4: đối với những công ty sản xuất thì phải xây dựng định mức để giải thích sau này khi thuyết trình với thuế. Nhưng xây dựng định mức thì phải phù hợp, tránh xây dựng quá cao so với thực tế cũng như khi làm sổ sách kế toán thì làm sao cũng phải phù hợp .

+Ví dụ cho trường hợp của ví dụ 4 này Công ty sản xuất ra sản phẩm A thì để sản xuất ra được 1 sản phẩm A cần 1kg nguyên liệu B. (Đây là định mức). Giả sử trong tháng 1/2017 Cty sản xuất ra được 100 sản phẩm A thì cần 100 kg nguyên liệu B và công ty cũng đã bán ra 100 sản phẩm A. Nếu mình làm đúng thực tế thì không có gì phải bàn tức là lúc này hạch toán Nợ 155 có 154 là 100 sản phẩm A. Và hạch toán Nơ 621 Có 152: 100kg nguyên liệu B.=> Không có gì để bàn, lúc này có thể mua nguyên liệu B lớn hơn 100kg và xuất dung không hết thì nó nằm trên tài khoản 152 và vẫn còn trong kho. NẾU LÀM NHƯ THỀ NÀY THÌ GIẢI THÍCH VỚI THUẾ THÌ KHÔNG CÓ GÌ PHẢI NGẠI

+Nhưng doanh nghiệp này không xuất hóa đơn 100% đâu ra mà chỉ xuất 50 sản phẩm A thôi. Lúc này các bạn làm kế toán tại Công ty này có mấy trường hợp đang làm như sau, các bạn xem có sự hợp lý không nhé

- Cách 1: Kế toán đang làm như sau: hạch toán nợ 155 có 154: 50 sản phẩm hoặc nhiều hơn 50 sản phẩm. Và nguyên liệu B vẫn lấy hóa đơn 100% là đúng thực tế tức là vẫn hơn 100kg nguyên liệu B, nhưng hạch toán nơ 621 có 152: là xuất ra 50kg nguyên liệu B cho đúng quy định với định mức đã xây dựng. Lúc này trên sổ sách kế toán tài khoản 152 vẫn còn trên 50 kg nguyên liệu B nhưng thực tế trong kho thì còn ít hơn 50kg nguyên liệu B vì thực tế đã xuất ra để sản xuất sản phẩm A hết 100 sản phẩm rồi.=> VẬY LÚC NÀY VỀ MẶT SỔ SÁCH VÀ CHỨNG TỪ LÀ HỢP LÝ, NHƯNG NẾU LÀM THEO CÁCH NÀY THÌ ĐẾN 1 LÚC NÀO ĐÓ TÀI KHOẢN 152 NĂM NAY QUA NĂM NỌ SẼ CỨ TĂNG LÊN MÀ THỰC TẾ LẠI KHÔNG CÒN TRONG KHO. THUẾ MÀ KIỂM KÊ KHO THÌ 100% PHÁT HIỆN RA

- Cách 2: Kế toán đang làm như sau: cũng làm theo thực tế luôn hạch toán nợ 155 có 154: 100 sản phẩm và xuất nguyên liệu ra nợ 621 có 152: 100kg nguyên liệu B. => Đúng với định mức xây dựng đã đưa cho thuế. Nhưng do bán hàng hết 100 sản phẩm A nhưng xuất hóa đơn có 50 sản phẩm A.=> LÚC NÀY TRÊN SỔ SÁCH THÌ TÀI KHOẢN 155 VẪN CÒN NHƯNG TRONG KHO THÌ KHÔNG CÒN. Làm theo cách này về mặt sổ sách và chứng từ là ổn. NHƯNG VỀ LÂU DÀI THÌ TÀI KHOẢN 155 CÀNG NGÀY CÀNG CAO NHƯNG THỰC TẾ THÌ KHÔNG CÒN. THUẾ MÀ KIỂM KÊ KHO THÌ 1005 PHÁT HIỆN RA.

-Cách 3: Kế toán vẫn cho hạch toán nợ 155 có 154: 50 sản phẩm nhưng khi xuất nguyên liệu nơ 621 có 152: hết 100 kg nguyên liệu. Nếu bạn nào mà làm kế toán kiểu này thì thuế sẽ hỏi là Định mức 1kg nguyên liệu b làm ra được 1 sản phẩm A. Vậy em nhập kho 50 sản phẩm A thì chỉ tiêu hao có 50 kg nguyên liệu B thôi sao đằng này em tiêu hao đến 100kg nguyên liệu B.=> KHÔNG BIẾT GIẢI THÍCH SAO LUÔN.

✍VÍ DỤ 5: Chi phí tiền điện, tiền nước. Công ty bán hàng nhiều mà không xuất hoá đơn đầu ra. Do đó, Công ty nhập kho thành phẩm trong kỳ rất ít (Nhập kho vừa đủ bán không cho tồn kho trên sổ sách) trong khi nguyên liệu đầu vào thì lấy đầy đủ 100% hóa đơnvà chi phí tiền điện thì biến đổi theo sản phẩm sản xuất ra=> Như vậy là các bạn cũng thấy điều gì xảy ra rồi, ví dụ tháng 1/2017 sản xuất ra được 1000 sản phẩm A thì tiền điện là 10 triệu. Nhưng tháng 2/2017 sản xuất ra 1100 sản phẩm A nhưng chi phí tiền điện tăng lên 100% tức là 20 triệu. VẬY CÁC BẠN CÓ GIẢI THÍCH ĐƯỢC VỚI THUẾ KHÔNG

▶▶▶KẾT LUẬN: NẾU CHÚNG TA KHÔNG CHỨNG MINH ĐƯỢC CHI PHÍ TRỰC TIẾP MÀ TƯƠNG ỨNG VỚI DOANH THU THÌ KHẢ NĂNG XUẤT TOÁN CHI PHÍ LÀ RẤT CAO HOẶC KHẢ NĂNG ẤN ĐỊNH LẠI DOANH THU LÀ RẤT CAO (Trường hợp trốn doanh thu).

Ví dụ minh họa cách tính giá xuất kho (3 Phương pháp mà kế toán cần biết

Ví dụ minh họa cách tính giá xuất kho (3 Phương pháp mà kế toán cần biết)

VÍ DỤ MINH HỌA VỀ TÍNH GIÁ XUẤT KHO THEO 1 TRONG 3 PHƯƠNG PHÁP BẰNG HÌNH ẢNH CỤ THỂ
- Phương pháp thực tế đích danh
- Phương pháp FIFO
- Phương pháp bình quân gia quyền (Cuối tháng và từng lần xuất)

↪Dành cho các bạn đang học kế toán online
↪Dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành kế toán

Giá thành công ty bảo vệ bằng hình ảnh minh họa

Giá thành công ty bảo vệ bằng hình ảnh minh họa

Địa chỉ văn phòng

19/12E, Thới Tứ, Thới Tam Thôn, Hóc Môn, TP. HCM

0337.747.347