Thuế TNDN

Trang chủ

Sách kế toán

 Thuế GTGT

Thuế TNDN

Những lỗi thường gặp của kế toán hàng tồn kho

Những lỗi thường gặp của kế toán tiền lương là gì

Kế toán thanh toán - Những rủi ro thường gặp là gì

Kế toán công nợ phải trả- Thường gặp những rủi ro nào

Những lỗi thường gặp thuế gtgt được khấu trừ và tạm ứng

Kế toán công nợ phải thu khách hàng thì hay mắc những lỗi nào

Muốn làm kế toán cần nắm mấy vấn đề

↪Như các bạn đã biết: Muốn làm được kế toán tại 1 doanh nghiệp thì các bạn cần nắm 3 vấn đề cốt lõi sau:

1. BIẾT LÀM KẾ TOÁN. Biết làm kế toán ở đây được hiểu là biết cách xử lý nghiệp vụ phát sinh trong công ty=> Kiểm tra chứng từ gốc phát sinh=> Lập chứng từ ghi sổ=> Lập Bảng cân đối số phát sinh=> Lập báo cáo tài chính. Phần này các bạn đã được học trong bộ sách “Bí quyết tự học kế toán từ người chưa biết kế toán trở thành người biết làm kế toán”.

2. Phải biết về CHÍNH SÁCH CÁC LOẠI THUẾ (GTGT, TNDN, TNCN và HÓA ĐƠN) và biết CÁCH KÊ KHAI THUẾ TRÊN PHẦN MỀM HTKK của tổng cục thuế. BIẾT NỘP TỜ KHAI THUẾ QUA MẠNG. BIẾT NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ. Phần này chúng ta sẽ được học trong bộ sách này gọi là Thực hành khai báo thuế.

3. Sau khi chúng ta biết thuế và biết kế toán rồi thì chúng ta sẽ THỰC HÀNH LÀM KẾ TOÁN tại công ty chúng ta TRÊN PHẦN MỀM KẾ TOÁN (Misa, Bravo, Fast, Smart…)ít ai làm excel (Vì sao thì các bạn cũng biết rồi, làm phần mềm dễ quản lý hơn, làm excel mà không rành công thức là hay mất dữ liệu và dễ làm cho các bạn bị stress). Phần này các bạn sẽ được học trong bộ sách Thực hành kế toán trên phần mềm misa

HỌC THUỘC 5 BƯỚC NÀY THÌ VẤN ĐỀ HẠCH TOÁN NỢ CÓ TRỞ NÊN DỄ DÀNG

(Bạn nào muốn nhận bài chi tiết thì comment xuống bên dưới. TÔI MUỐN)

1. Học thuộc tính chất của tài khoản từ loại 1 đến loại 9 (TỨC LÀ TÍNH CHẤT GHI NỢ VÀ CÓ ĐÓ).

2. Học thuộc danh mục hệ thống tài khoản từ loại 1 đến loại 9. Học tài khoản có 3 chữ số là được rồi. CÓ 1 SỐ TÀI KHOẢN KHÔNG DÙNG ĐẾN THÌ KHÔNG CẦN HỌC

3. Học thuộc cách sử dụng của từng tài khoản. Muốn vậy thì nên xem cách sử dụng tài khoản TT200 hoặc lên google muốn học tài khoản nào thì ghi tài khoản đó ra

4. Nhớ nguyên tắc này, một nghiệp vụ kinh tế phát sinh xảy ra ảnh hưởng ít nhất 2 tài khoản trong nghiệp vụ đó (Có thẻ 3 tài khoản. Và trong đó phải có 1 tài khoản ghi nợ và 1 tài khoản ghi có. Tổng sổ tiền nợ và có phải bằng nhau). Và nó chỉ ảnh hưởng từ loại 1 đến loại 9 mà thôi. NÊN CHỊU KHÓ MÀ HỌC THUỘC ĐI NHÉ

5. Sau đó thì cầm trên tay bộ chứng từ. Có 2 bộ chứng từ mà thôi
+1 là đầu ra: thì nhớ ghi 2 nghiệp vụ doanh thu và giá vốn
+2 là bộ chứng từ đầu vào thi ghi nợ 1,2 hoặc 6,8 Có 111,112,331

✍Ví dụ: Ngày 1/4/2019 mua laptop là 20 triệu và thuế VAT đầu vào là 2 triệu chưa trả tiền cho Phong Vũ. Mua cho kế toán trưởng sử dụng

?Giải:
1. Đây là đầu vào và ảnh hưởng 3 tài khoản: 242;133;331
2. Theo tính chất thì 242 và 133 tăng Ghi Nợ=> 331 phải ghi có nên ghi
Nợ 242: 20 trieu
Nợ 1331: 2 triệu
Có 331:22 triệu

Học thuộc 5 bước này thì vấn đề hạch toán nợ có trở nên dễ dàng, xem dưới đây:

                                  Cách học từng tài khoản trong danh mục hệ thống thông tư 200

Cách học từng tài khoản trong danh mục hệ thống thông tư 200. Học xong bài này các bạn tự tin biết cách học cho tất cả các tài khoản    

CÁCH HỌC TỪNG TÀI KHOẢN TRONG DANH MỤC HỆ THỐNG THÔNG TƯ 200. CÁC BẠN CẦN NẮM 5 VẤN ĐỀ SAU:
(Dành cho các bạn đang học kế toán. )


1. Tính chất của tài khoản (Tức là Ghi Nợ và Ghi Có)
2. Các trường hợp tăng và giảm của tài khoản (Tức là đưa ra ví dụ cụ thể vài trường hợp để các bạn dễ hình dung tăng và giảm của tài khoản)
3. Bộ chứng từ để ghi Bên Nợ và Bên Có của tài khoản
4. Cách ghi sổ của nghiệp vụ đó cho từng loại sổ
5. Báo cáo gì ở tài khoản này

✍Ví dụ: Các bạn học tài khoản 131 thì trình tự 5 vấn đề được liệt kê ra như sau:

1. Tính chất của tài khoản này. Đây là tài khoản loại 1 Tăng ghi Nợ và Giảm Ghi có. Số dư đầu kỳ và Cuối kỳ nằm bên Nợ Nhưng Đây là tài khoản lưỡng tính ne6nso16 dư cuối kỳ của nó có thể nằm bên nợ và bên có

2.Các trường hợp tăng giảm của tài khoản này
+Tăng lên là do bán hàng chưa thu tiền
+Giảm xuống là do thu tiền của khách hàng do bán thiếu

3.Bộ chứng từ để ghi nợ và có
+Bộ chứng từ ghi nợ: Chính là Phiếu kế toán bán hàng kèm theo chứng từ gốc là Hợp đồng hoặc đơn đặt hàng+Hóa đơn GTGT+Biên bản bàn giao cho khách hàng
+Bộ chứng từ ghi có: Chính là Phiếu thu tiền mặt hoặc chứng từ ghi sổ là Giấy báo Có kèm theo chứng từ gốc là Giấy báo có ngân hàng và sổ phụ ngân hàng

4. Cách ghi sổ của nghiệp vụ đó cho từng loại sổ
+Cách Ghi bên nợ của TK 131
Nợ 131: 11 triệu
Có 511: 10 triệu
Có 33311: 1 triệu
(Ghi sổ nhật ký chung, Số cái 131;511;33311 và ghi sổ chi tiết thoe đối tượng phải thu của khách hàng A hoặc B hoặc C...)

+Cách Ghi có của TK 131
Nợ 111,112: 11 triệu
Có 131: 11 triệu
(Ghi sổ nhật ký chung, Sổ cái 111,112,131 và ghi sổ chi tiết thoe đối tượng phải thu của khách hàng A hoặc B hoặc C...)

5. Báo cáo gì ở tài khoản này

Các bạn sẽ báo cáo tổng hợp danh sách chi tiết từng khách hàng A, B, C tại từng thời điểm cho Sếp (Gồm mỗi khách hàng còn nợ bao nhiêu và thời gian còn nợ cũng như những khoản công nợ quá hạn, nợ khó đòi...) để sếp biết mà xử lý.

Những lỗi thường gặp của kế toán hàng tồn kho

CÂU HỎI: Những lỗi thường gặp của KẾ TOÁN THEO DÕI HÀNG TỒN KHO gồm những lỗi nào??

✍TRẢ LỜI:
- Không kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm 31/12 năm tài chính cũng như không kiểm kê định kỳ hay kiểm kê đột xuất (Thủ tục kiểm kê là thủ tục quan trọng nhất của người làm kế toán theo dõi hàng tồn kho).

- Ghi nhận hàng tồn kho không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ để chứng minh việc nhập hàng tồn kho là có thực: (Không có biên bản giao nhận hàng, Không có biên bản đánh giá chất lượng hàng tồn kho=> Dẫn đến kế toán kho rất khó để kiểm soát tính có thực của việc giao nhận hàng hóa để từ đó lập phiếu nhập kho.

- Xác định và ghi nhận sai giá gốc hàng tồn kho (Có những khoản phải ghi vào giá gốc nhưng kế toán lại ghi thẳng vào chi phí thường là những khoản chi phí liên quan trực tiếp đến hàng tồn kho để đưa hàng tồn kho vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, sẵn sàng sản xuất như phí vận chuyển, chi phí bốc xếp…).

- Ghi nhận nhập kho không có hóa đơn chứng từ hợp lệ: (Ví dụ như mua hàng hóa với số lượng lớn và mua thiếu nhưng không có hợp đồng; Thu mua hàng lậu của cá nhân không có hóa đơn nhưng sau đó hợp thức hóa bằng cách mua hóa đơn của những hộ cá nhân kinh doanh để yêu cầu xuất hóa đơ; Thu mua hàng nông sản mà không lập bảng kê theo quy định của thuế TNDN). Những khoản mua hàng có hóa đơn từ 20 triệu trở lên nhưng không chuyển khoản mà thanh toán bằng tiền mặt

- Không làm phiếu nhập kho cho mỗi lần nhập mà phiếu nhập kho gộp chung cho cả một khoảng thời gian dài (Tức là trong tháng nhập kho nhiều lần nhưng chỉ lập 1 phiếu nhập kho).

- Không đối chiếu thường xuyên giữa thủ kho và kế toán kho về mặt sổ sách để phát hiện chênh lệch và điều chỉnh kịp thời.

- Chênh lệch kiểm kê giữa thực tế với sổ kế toán. Chênh lệch giữa sổ chi tiết và sổ cái của hàng tồn kho với Bảng tổng hợp nhập xuất tồn

- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn bị âm kho của từng mặt hàng. Lý do là chưa nhập hàng mà đã xuất kho…Hoặc có thể xuất sai mã hàng Hoặc có thể kế toán không cẩn thận xuất bán hóa đơn cho khách hàng để lấy tiền mặt dù hàng hóa xuất trên hóa đơn là Công ty không có nhập kho

-Xảy ra trường hợp là Hàng tồn kho trên sổ còn nhiều nhưng thực tế không còn (Trường hợp này có thể là bán hàng mà không xuất hóa đơn). Hoặc là Công ty mua hóa đơn đầu vào của hàng tồn kho để tăng VAT khấu trừ nhưng thực tế không có hàng trong kho

-Xảy ra trường hợp xuất hóa đơn để giải phóng hàng tồn kho không có thực trong kho (Bằng cách xuất bỏ hoặc xuất hóa đơn để bán hóa đơn kiếm tiền %).

- Chưa xây dựng quy chế quản lý vật tư, hàng hóa. Chưa xây dựng định mức tiêu hao vật tư hoặc xây dựng định mức không phù hợp (Tức là xây dựng nhưng không áp dụng được).

- Vào thời điểm cuối năm, đơn vị không xem xét và kiểm soát tuổi thọ, đặc điểm lý hóa có thể dẫn đến hư hỏng của từng loại hàng tồn kho, không xem xét các điều kiện lưu kho, bảo quản, sắp xếp tại kho để bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn kĩ thuật.

- Không tách biệt giữa thủ kho và kế toán hàng tồn kho. Giữa bộ phận mua hàng và bộ phận nhận hàng (Tức là đang kiêm nhiệm. Vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm).
- Không hạch toán trên TK 151 khi đã thuộc sở hữu và đang trên đường đi và đến cuối tháng hàng vẫn chưa về đến kho. (Nếu trong tháng mà hàng đã về đến kho thì không cần sử dụng TK 151 để làm gì mà sử dụng 152 hoặc 1561 khi nhập kho để hạch toán luôn)

- Lập phiếu nhập, phiếu xuất kho không kịp thời (tức có nhập và xuất kho nhưng không lập phiếu nhập và xuất kho tại thời điểm nhập và xuất). Hạch toán xuất kho khi chưa ghi nhận nhập kho, điều này dẫn đến hay bị âm kho.

- Phiếu nhập xuất kho chưa đúng quy định: không đánh số thứ tự, viết trùng số, thiếu chữ kí, các chỉ tiêu không nhất quán…. Mã hàng tồn kho giữa thủ kho và kế toán kho không thống nhất

-Chưa quy định rõ ràng ai sẽ là người đặt mã hàng tồn kho trong quy trình mua hàng và nhập kho.

- Không viết phiếu xuất kho riêng cho mỗi lần xuất mà đợi cuối tháng viết xuất kho 1 lần

- Ai cũng có thể vào kho để lấy hàng tồn kho. Chưa có Quy trình nhập xuất hàng tồn kho rõ ràng

- Giá trị hàng tồn kho nhập kho khác giá trị trên hóa đơn.

- Chưa lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn định kỳ hàng tháng, hàng quý.

- Không lập biên bản kiểm nghiệm vật tư nhập kho, mua hàng sai quy cách, chất lượng, chủng loại… nhưng vẫn hạch toán nhập kho.

- Xuất nhập kho nhưng không thực xuất, thực nhập mà ghi số liệu khống.

- Biên bản hủy hàng tồn kho kém phẩm chất không ghi rõ phương pháp kĩ thuật sử dụng để tiêu hủy.

- Hạch toán hàng tồn kho giữ hộ vào TK152,1516 mà không theo dõi trên tài khoản ngoài bảng 002.

- Không hạch toán phế liệu thu hồi. Nguyên vật liệu xuất thừa không hạch toán nhập lại kho.

- Phương pháp tính giá xuất kho, xác định giá trị sản phẩm dở dang chưa phù hợp hoặc không nhất quán.

- Phân bổ công cụ, dụng cụ theo tiêu thức không phù hợp, không nhất quán; không có bảng tính phân bổ công cụ dụng cụ xuất dung trong kì.

- Không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hoặc trích lập KHÔNG dựa trên cơ sở giá thị trường. Lập dự phòng cho hàng hóa giữ hộ không thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Trích lập dự phòng không đủ hồ sơ hợp lệ.

- Chưa xử lý vật tư, hàng hóa phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê (Tức vẫn treo trên tài khoản 1381 và 3381 mà không tìm hiểu nguyên nhân để xử lý)

- Chưa theo dõi chi tiết từng loại vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa…

- Chưa đối chiếu, kiểm kê, xác nhận với khách hàng về hàng tồn kho nhận giữ hộ.

- Không theo dõi hàng gửi bán khi xuất kho hàng gửi đi bán (tức là không theo dõi tài khoản 157) nhưng không kí hợp đồng mà chỉ viết phiếu xuất kho thông thường.

-Hàng gửi bán đã được bán nhưng vẫn để trên TK 157 mà chưa ghi vào giá vốn hàng bán

- Hàng hóa, thành phẩm ứ đọng, tồn kho lâu với giá trị lớn chưa có biện pháp xử lý.

- Không quản lý chặt chẽ khâu mua hàng, bộ phận mua hàng khai khống giá mua (giá mua cao hơn giá thị trường).

Hạch toán góp vốn bằng ngoại tệ trên giấy phép đầu tư của công ty có vôn đầu tư nước ngoài

Những lỗi thường gặp của kế toán tiền lương là gì

CÂU HỎI: Những lỗi thường gặp khi các bạn làm kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là gì ???

TRẢ LỜI:
– Những doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa ban hành quy chế tính lương và thưởng => Dẫn đến là vấn đề đàm phán lương với nhân viên khó khăn khi tuyển dụng => Dẫn đến có sự phân bì giữa các nhân viên trong công ty => Dẫn đến nhân sự thiếu ổn định. Bên cạnh đó xét về khía cạnh thuế TNDN thì bộ chứng từ về lương chưa đầy đủ => Dẫn đến chi phí tiền lương có thể bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN (Vì khoản tiền thưởng không có quy chế tính thưởng rõ ràng)

-Do chưa xây dựng quy chế tính lương, thưởng => Dẫn đến vấn đề tính lương thưởng gặp khó khăn, không theo 1 nguyên tắc nào cả, mà đôi thi tính lương, thưởng theo sự chỉ đạo từ Giám đốc (theo cảm tính, không minh bạch rõ ràng)

-Vấn đề chính sách lương, thưởng đã lạc hậu nhưng không chịu cập nhật và thay đổi =>Dẫn đến nhân viên hay than phiền về mức tiền lương và thưởng của Công ty =>Nhân viên không hài lòng với mức lương thưởng công ty =>Dẫn đến họ hay nhảy việc.

– Hạch toán tiền lương cho từng bộ phận chưa phù hợp, tức là hạch toán sai tài khoản chi phí tiền lương của từng bộ phận (Ví dụ 622 mà hạch toán 6411 hoặc là 6421 hoặc 6271)

– Hạch toán lương khi trả tiền mà không hạch toán lương vào cuối tháng (dù tiền lương tháng này qua tháng sau trả) => Sai nguyên tắc kế toán, kế toán ghi sổ khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã xảy ra và công ty có nghĩa vụ phải trả hoặc có quyền phải thu là phải ghi sổ. Do đó, tiền lương cuối tháng là phải ghi sổ vì thực tế công ty đã phát sinh nghĩa vụ phải trả lương.

-Không ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm theo quy định của Luật lao động và Luật BHXH của những lao động mang tính chất thường xuyên và làm năm này qu năm nọ.=> Công ty làm như vậy là trái quy định của Luật lao động (Vì mục đích cuối cùng của Công ty là trốn đóng BHXH)

– Thanh toán lương khống: tạo ra hồ sơ khống để tạo ra chi phí lương khống, nhân viên đã thôi việc tại đơn vị vẫn được trả lương., thu thập những hồ sơ xin việc nhưng không tuyển dụng để làm ảo lương (Làm lương giả) => Mục đích tăng chi phí lương để giảm thuế TNDN phải nộp=> Rủi ro là hành vi trốn thuế, khai khống chứng từ (Thường chỉ xảy ra những công ty nhỏ và vừa, tức là công ty làm hệ thống 2 sổ)

– Hạch toán một số khoản có tính chất lương như tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ… vào chi phí mà không qua TK 334 => Về nguyên tắc vẫn đúng, nhưng việc đối chiếu giữa bảng lương và sổ sách gặp một số khó khăn nhất định. Quy định những khoản nào mà ghi trên bảng lương thì khi hach toán đều thông qua 334

– Bảng thanh toán lương nhận bằng tiền mặt không đầy đủ chữ kí cần thiết như chữ kí của người nhận, của kế toán trường. Có hiện tượng kí nhận hộ. Tức có 1 người ký nhận tiền cho tất cả từng người, ký nhận hộ nhiều kỳ (Tháng nào cũng như vậy cả)

– Hạch toán tạm ứng lương vào TK 141 mà không hạch toán giảm khoản phải trả công nhân viên chức theo quy định.Tài khoản 141 chỉ sử dụng khi ứng tiền cho nhân viên của Công ty để làm 1 Công việc gì đó và sau đó phải làm thủ tục hoàn ứng lại

– Không có hợp đồng với nhân viên tạm thời và không có ký hợp đồng thử việc với những nhân viên thử việc => Sai quy định với Luật lao động=> Dẫn đến rủi ro về lao động

– Các nghiệp vụ nâng lương không có quyết định nâng lương của các cấp có thẩm quyền phê duyệt tại thời điểm gần nhất kèm theo cũng như không ký phụ lục hợp đồng

– Hạch toán toàn bộ chi phí BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ vào tài khoản 622 mà không phân bổ cho các bộ phận bán hàng (Tk 6411), quản lí doanh nghiệp (Tk 6421), quản lí phân xưởng (Tk 6271) theo quy định.

– Số dư cuối kỳ của tài khoản 334 về số tiền lương còn phải trả không khớp với số tiền lương còn phải trả trên bảng lương

-Bộ hồ sơ nhân viên chưa đầy đủ, lưu lộn xộn (thiếu bằng cấp, thiếu đơn xin viên, Giấy khám sức khỏe, thiếu CMND…) => Dẫn đến khó giải thích với thuế về 1 bộ chứng từ tiền lương đầy đủ khi quyết toán thuế

-Làm về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nhưng không nắm rõ luật lao động, thông tư hướng dẫn về thuế TNCN, Chính sách BHXH

-Công ty tính toán lương theo ngày công nhưng không sử dụng máy chấm công mà dựa vào bảng chấm công từng phòng ban gửi về =>Về tính toán lương có rủi ro, không thể kiểm soát hết 100% về vấn đề chấm công có đáng tin cậy không để tính toán lương theo ngày công cho đúng (Quy định là tính lương theo ngày công là phải chấm công, nhưng cũng có thể có những nhân viên không đi làm những vẫn chấm công) => Để hạn chế rủi ro này, khi số lượng nhân viên càng đông thì không thể kiểm soát bằng chấm công theo từng phòng ban gửi nữa mà phải kết hợp máy chấm công để đối chiếu và giải thích nếu có sự chênh lệch.

-Không thu thuế 10% đối với những nhân ký hợp đồng thời vụ hoặc ký hợp đồng dịch vụ và mỗi lần trả từ 2 triệu đồng trở lên nhưng chưa có Mã số thuế TNCN tại thời điểm làm cam kết.

File excel điều chỉnh số liệu

Kế toán thanh toán - Những rủi ro thường gặp là gì

♥CÂU HỎI: NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP CỦA 1 NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN THANH TOÁN HAY GẶP LÀ GÌ?♥♥

TRẢ LỜI:

Kế toán thanh toán là theo dõi tài khoản 111,112. Dưới đây là những rủi ro của 2 tài khoản này. Các bạn tham khảo

1. Tiền mặt (TK 111)
- Chưa có biên bản tiền mặt tồn quỹ (Không tiến hành kiểm kê quỹ) , biên bản kiểm kê thiếu chữ kí của thủ quỹ và kế toán trưởng; không thành lập hội đồng kiểm kê, không có chữ kí của Giám đốc và thành viên Hội đồng kiểm kê quỹ trên biên bản.

- Biên bản kiểm kê có số tiền dư mà đến số lẻ. (Điều này là không phù hợp). Ví dụ biên bản kiểm quỹ mà ghi 1.030.234 đồng là không phù hợp.

- Quy trình phê duyệt phiếu thu, chi không chặt chẽ, không thực hiện đúng theo quy trình (Trường hợp nào chỉ cần Kế toán trưởng ký là chi tiền và trường hợp nào phải có chữ ký của Giám đốc mới chi tiền. Phiếu thu chi không đủ số liên theo quy định).

- Số tiền trên phiếu thu, chi khác trên sổ sách kế toán (Tức là trên phiếu chi là 1 triệu nhưng ghi trên sổ chi tiền là 10 triệu).

- Hạch toán thu chi tiền mặt không đúng kì (Tức là chi tiền tháng 01/2017 nhưng ghi sổ tháng 02/2017).

- Số dư quỹ tiền mặt âm do hạch toán phiếu chi trước phiếu thu.

- Chênh lệch tiền mặt tồn quỹ thực tế và biên bản kiểm kê quỹ (Tức làm giả biên bản kiểm quỹ).

- Phiếu thu, phiếu chi chưa lập đúng quy định (thiếu dấu, chữ kí của thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng, thủ quỹ,…); không có hoặc không phù hợp với chứng từ hợp lý hợp lệ kèm theo; chưa đánh số thứ tự, phiếu thu, chi viết sai không không lưu lại đầy đủ; nội dung chi không đúng chừng từ gốc kèm theo

- Phiếu chi trả nợ người bán hàng mà người nhận là cán bộ công nhân viên trong Công ty nhưng không có phiếu thu hoặc giấy nhận tiền của người bán hàng kèm theo để chứng minh số tiền này đã được trả tới người bán hàng.

- Vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm: kế toán tiền mặt đồng thời là thủ quỹ, chứng từ kế toán xếp chung với chứng từ quỹ, sổ quỹ và sổ kế toán không tách biệt…. RỦI RO LÀ KHẢ NĂNG THỦ QUỸ BIỂN THỦ TIỀN

- Ghi chép, phân loại, phản ánh chưa hợp lí (không hạch toán tiền đang chuyển …)

- Có hiện tượng chi khống hoặc hạch toán thiếu nghiệp vụ thu chi phát sinh.

- Cùng một hóa đơn nhưng thanh toán hai lần, thanh toán tiền lớn hơn số ghi trên hợp đồng, hóa đơn.

- Không có báo cáo quỹ tiền mặt định kì, thủ quỹ và kế toán không thường xuyên đối chiếu.

- Hạch toán thu chi ngoại tệ theo các phương pháp không nhất quán, không theo dõi nguyên tệ.

- Cuối kì không đánh giá lại chênh lệch tỷ giá cuối kỳ (cuối năm)

2. Tiền gửi ngân hàng
- Hạch toán theo giấy báo Nợ, báo Có ngân hàng chưa kịp thời

- Chưa mở sổ theo dõi chi tiết theo từng ngân hàng.

- Chưa đối chiếu số dư cuối kì với ngân hàng.

- Mở nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng nên khó kiểm tra, kiểm soát số dư.

- Chênh lệch sổ sách kế toán với sổ phụ chi tiết từng ngân hàng, nhưng chưa điều chỉnh kịp thời mà phải qua kỳ sau điều chỉnh.

- Người kí sec không phải là người có thẩm quyền mà có thể giả chữ ký. Bên cạnh đó nhiều khi Sec còn ký trước khi chưa có nội dung

- Chuyển tiền sai đối tượng hay người nhận không có quan hệ kinh tế đối với đơn vị.

- Tên người nhận trên ủy nhiệm chi và tên đối tượng công nợ của các đơn vị không trùng nhau.

- Không theo dõi nguyên tệ đối với các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ.

- Chưa đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm .

- Chưa hạch toán đầy đủ lãi tiền gửi ngân hàng hoặc hạch toán lãi tiền gửi NH không khớp với sổ phụ NH.

Hy vọng những rủi ro của kế toán thanh toán mà tôi nêu trên sẽ giúp bạn tránh được khi đi làm

Kế toán công nợ phải trả- Thường gặp những rủi ro nào

➤CÂU HỎI: Khi các bạn làm kế toán công nợ phải trả thì các bạn hay gặp những lỗi gì. Nếu chúng ta giải quyết tốt những lỗi này thì chúng ta sẽ làm tốt vai trò của kế toán công nợ???

TRẢ LỜI:
- Chưa có hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả . Chưa thực hiện phân loại các khoản phải trả theo thời gian nợ (tức chưa chi tiết ra công nợ theo tuổi nợ)

- Công nợ phải trả quá hạn thanh toán mà chưa thanh toán. (Tức là nợ nhà cung cấp lâu mà chưa chịu thanh toán cho họ).

- Chưa thực hiện đối chiếu hoặc đối chiếu chưa đầy đủ công nợ với người bán tại thời điểm cuối năm cũng như đối chiếu định kỳ để kiểm soát công nợ đúng sai mà điều chỉnh kịp thời.

- Số dư công nợ phải trả trên sổ kế toán chênh lệch với biên bản đối chiếu công nợ phải trả nhưng chưa tìm hiểu nguyên nhân để xử lý kịp thời

- Các khoản phải trả bị hạch toán sai trong kì (Sai về mặt số tiền khi hạch toán hoặc sai thời điểm hạch toán)

- Không theo dõi chi tiết công nợ theo nguyên tệ, tức là chỉ theo dõi VND mà không theo dõi phần nguyên tệ (Đối với công nợ phải trả có gốc ngoại tệ thì theo dõi cả phần tiền VND và ngoại tệ).

- Chưa đánh giá chệnh lệch tỷ giá giá cuối năm đối với những khoản công nợ phải trả có gốc ngoại tệ.

- Phân loại sai nội dung các khoản phải trả khác vào các khoản phải trả người bán

- Chưa hạch toán tiền lãi chậm trả hoặc tiền phạt

- Không hạch toán giảm công nợ phải trả trong trường hợp giảm giá hàng bán hay được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán.

- Những khoản công nợ phải trả không xác định được chủ nợ đã hạch toán tăng thu nhập khác (nhưng không đủ bằng chứng hợp lệ để chứng minh là đã xóa nợ).

- Bù trừ số dư trả tiền trước cho người bán với số dư phải trả người bán không cùng đối tượng. Khi lập Báo cáo tài chính không dùng sổ chi tiết theo từng đối tượng để lập mà lấy sổ cái để lập=> Dẫn đến trình bày báo cáo tài chính chưa đúng

- Số liệu trên sổ cái và sổ chi tiết, bảng cân đối số phát sinh không khớp nhau

- Ghi nhận khoản phải trả chỉ dựa vào hóa đơn mà không biết hàng đó đã về đến kho chưa để sử dụng tài khoản cho đúng (Ví dụ như hàng mua đang đi trê đường đã thuộc sở hữu Công ty là ngày 1/6/2016 nhưng đến ngày 3/6/2016 hàng mới về đến kho, nhưng kế toán vẫn dựa vào hóa đơn ghi tài khoản 1561 tại ngày 1/6/2016 nhưng thực chất ngày 1/6/2016 hàng chưa về đến kho).

-Chưa thống nhất về mặt chứng từ khi mua chịu nhà cung cấp thì thời gian nào xác nhận là ghi sổ khoản phải trả cho nhà cung cấp (Ví dụ Công ty mua chịu nhiều lần trong tháng và đến cuối tháng nhà cung cấp mới xuất hóa đơn cho Công ty thì hàng ngày mua chịu chỉ có hóa đơn lẻ. Nhiều kế toán không ghi nhận công nợ phải trả hàng ngày mà đợi cuối tháng có hóa đơn GTGT để ghi nhận công nợ phải trả)

-Mua hàng nhưng không yêu câu nhà cung cấp xuất hóa đơn cho từng lần mua mà đợi cuối tháng xuất hóa đơn 1 lần. => Đề nghị mua lần nào xuất hóa đơn lần đó

- Việc thanh toán cho người bán bằng tiền mặt với giá trị lớn thông qua các nhân viên của Công ty thể hiện việc quản lý tiền mặt chưa chặt chẽ, có thể xảy ra rủi ro bất lợi cho Công ty hoặc dẫn đến sự chiếm dụng vốn của Công ty cho các mục đích cá nhân do nhận tiền không kịp thời hạn thanh toán.

- Chưa tiến hành xử lí các khoản phải trả người bán không có đối tượng vào thu nhập khác.

- TK331 có số dư Nợ nhưng thực chất đây không phải là khoản trả trước cho người bán.

- Khoản giao dịch với số tiền lớn không kí hợp đồng mua hàng với người bán.

Những lỗi thường gặp thuế gtgt được khấu trừ và tạm ứng

✪CÂU HỎI: Khi các bạn làm kế toán theo dõi những khoản tạm ứng (TK 141) và thuế GTGT được khấu trừ đầu vào (TK 133) thì các bạn hay gặp những lỗi gì?

✔TRẢ LỜI:
A. TẠM ỨNG
- Chưa theo dõi chi tiết từng đối tượng tạm ứng

- Chưa đối chiếu số tiền tạm ứng từng nhân viên với đối tượng nhận tạm ứng. Bởi vì có nhiều nhân viên tạm ứng không ký xác nhận tạm ứng (Bởi vì có nhiều nguyên nhân, ví dụ như thực chất là khoản tạm ứng không còn nữa mà kế toán vẫn treo tạm ứng nên nhân viên không ký, trường hợp này xảy ra nhiều nhất là doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, doanh nghiệp hệ thống 1 sổ)

- Chênh lệch giữa sổ chi tiết tạm ứng với biên bản đối chiếu tạm ứng nhưng không tìm hiểu nguyên nhân để xử lý.

-Thường có nhiều doanh nghiệp ghi vào khoản tạm ứng cho nhân viên là những khoản thực chất chi phí đã xảy ra rồi nhưng vẫn treo tạm ứng để sau này lấy hóa đơn với mục đích hóa giải khoản tạm ứng nhằm tối ưu hóa số thuế TNDN phải nộp=> Dẫn đến rủi ro cao về thuế=> Dẫn đến báo cáo tài chính phản ánh không trung thực và hợp lý

- Chữ kí trên biên bản đối chiếu tạm ứng khác chữ kí trên biên bản chấm công, bản thanh toán lương của từng nhân viên.=> Dẫn đến biên bản đối chiếu tạm ứng là giả để hợp thức hóa khi tiến hành kiểm toán

- Tạm ứng cho đối tượng ngoài công ty. Chỉ ghi vào 141 là những khỏa tạm ứng cho nhân viên của Công ty

- Chưa xây dựng quy chế tạm ứng và thanh quyết toán tạm ứng.Quy chế quản lý tạm ứng chưa chặt chẽ: thanh toán hoàn tạm ứng chậm, tạm ứng quá nhiều…chưa hoàn ứng đợt đầu đã tạm ứng đợt tiếp theo

- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng không ghi rõ thời hạn hoàn ứng, số tiền, lý do sử dụng, không có chữ kí của kế toán trưởng.

- Số dư tạm ứng cuối năm lớn. Khoản tạm ứng quá thời hạn thanh toán lâu ngày chưa được xử lý.Đây là những dấu hiệu cho thấy những khoản tạm ứng này là những khoản chi phí mà doanh nghiệp đang cố tình treo 141 để sau này tìm hóa đơn để hóa giải tạm ứng

- Công nợ tạm ứng cho cán bộ công nhân viên đã chuyển công tác vẫn chưa được thu hồi.

- Sử dụng tạm ứng không đúng mục đích.

B. Thuế GTGT được khấu trừ

- Hóa đơn GTGT không đủ điều kiện được khấu trừ nhưng kế toán vẫn hạch toán khấu trừ tức vẫn hạch toán 133 (Ví dụ như Hóa đơn GTGT không phục vụ cho hoạt động SXKD của Công ty; Ví dụ như Hóa đơn bị sai mã số thuế, sai tên công ty. Hóa đơn phục vụ cho nhu cầu cá nhân của Gia đình giám đốc.. Đi mua hóa đơn để tăng VAT được khấu trừ…) .

- Hóa đơn từ 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt mà vẫn hạch toán 133 (Do kế toán không nắm rõ luật thuế GTGT dẫn đến hạch toán sai và kê khai thuế GTGT sai)

-Hóa đơn mua tài sản cố định là xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống có giá trị trên 1,6 tỷ nhưng vẫn hạch toán phần thuế GTGT khấu trừ 100%.(Trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) .Mà không hạch toán phần thuế GTGT tương ứng với phần vượt 1,6 tỷ vào nguyên giá của TSCĐ hoặc vào chi phí

- Kê khai khấu trừ thuế GTGT những hóa đơn mua vào mà phục vụ cho hoạt động SXKD của mặt hàng không chịu thuế.(Hóa đơn GTGT đầu vào phục vụ cho hoạt động SXKD không chịu thuế thì không hạch toán 133 và không được kê khai khấu trừ VAT mà hạch toán vào nguyên giá, Giá gốc và chi phí trong kỳ)

- Chênh lệch sổ sách và tờ khai thuế của tài khoản 133, không giải thích được nguyên nhân để điều chỉnh và xử lý kịp thời.

- Hàng mua được giảm giá chưa hạch toán giảm VAT đầu vào.

- Thường bỏ sót không hạch toán 133 và không kê khai khấu trừ những Giấy nộp tiền của thuế GTGT hàng nhập khẩu.

- Những hóa đơn mua thiếu, mua chịu từ 20 triệu đồng trở lên mà chưa trả tiền cho dù đến hạn thanh toán mà chưa trả tiền thì kế toán ngay lập tức điều chỉnh tờ khai thuế GTGT mà trước đó đã kê khai thuế. => Điều này là không phù hợp, bởi vì theo quy định của Luật thuế hiện hành cho dù chưa trả tiền hoặc đến hạn thanh toán nhưng chưa trả tiền thì thuế GTGT đầu vào của những tờ hóa đơn từ 20 triệu trở lên vẫn được khấu trừ (tức vẫn được hạch toán 133)

- Hạch toán khấu trừ thuế VAT đầu vào lớn hơn đầu ra phải nộp, để số âm trên BCTC. Lưu ý: Chỉ khấu trừ giữa thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra tức hạch toán Nợ 33311 Có 133 là so sánh giữa số phát sinh bên Có 33311 với số phát sinh Bên nợ 133 +Số dư đầu kỳ 133. Giữa 2 số liệu này, số nào nhỏ thì lấy.

-Hóa đơn GTGT đầu vào của Công ty kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán vẫn hạch toán 133 và vẫn kê khai khấu trừ thuế

-Đối với Công ty kinh doanh vừa mặt hàng chịu thuế GTGT và mặt hàng không chịu thuế GTGT thì kế toán hay lúng túng trong vấn đề phân bổ thuế GTGT dùng chung cho mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế thì phân bổ như thế nào.

Kế toán công nợ phải thu khách hàng thì hay mắc những lỗi nào

KHI CÁC BẠN LÀM KẾ TOÁN MÀ THEO DÕI KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG (TK 131). CÁC BẠN THƯỜNG MẮC NHỮNG LỖI NÀO CỦA TÀI KHOẢN NÀY???

Trả lời:
- Chưa có phân định rõ ràng trách nhiệm đòi tiền khách hàng là trách nhiệm của kế toán phải thu khách hàng hay của nhân viên kinh doanh.

- Chưa có sổ chi tiết theo dõi chi tiết từng đối tượng phải thu.

- Cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản khác nhau.

- Quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, không chặt chẽ: chưa có quy định về số tiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán…

- Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu công nợ không đầy đủ vào thời điểm lập Báo cáo tài chính hoặc bất cứ thời gian nào.

- Chênh lệch biên bản đối chiếu công nợ phải thu khách hàng và sổ kế toán chi tiết phải thu khách hàng chưa được xử lý.(tức vẫn để chênh lệch mà không điều chỉnh)

- Chênh lệch giữa Tổng sổ chi tiết phải khách hàng và sổ cái phải thu khách hàng với khoản mục phải thu khách hàng trên Bảng cân đối kế toán.

- Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất tài khoản phải thu khách hàng, hạch toán các khoản phải thu không mang tính chất phải thu thương mại vào TK131.

- Cơ sở hạch toán công nợ không nhất quán theo hóa đơn hay theo phiếu xuất kho hay theo biên bản bàn giao hàng hóa, do đó đối chiếu công nợ không khớp số giữa khách hàng và Công ty.

- Hạch toán giảm công nợ phải thu hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ (thiếu chứng từ)

- Ghi nhận các khoản người mua trả tiền trước không có chứng từ hợp lệ.Những khách hàng có mối quan hệ kinh tế lâu dài, nhưng không tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế giữa
hai bên.

- Ghi nhận tăng phải thu không phù hợp với ghi nhận tăng doanh thu. Công tác luân chuyển chứng từ từ bộ phận kho lên phòng kế toán chậm nên hạch toán phải thu khi bán hàng không có chứng từ kho như phiếu xuất hàng…

- Có những khoản công nợ thu hồi bằng tiền mặt với số tiền lớn, không quy định thời hạn nộp lại nên bị nhân viên chiếm dụng vốn, hoặc biển thủ.

- Nhiều khoản công nợ phải thu quá hạn thanh toán, không rõ đối tượng, tồn đọng từ nhiều năm nhưng chưa xử lý.

- Cuối kỳ kế toán (tức là cuối năm) chưa đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ.

- Không phân loại tuổi nợ, không có chính sách thu hồi=> Dẫn đến quản lý nợ không hiệu quả.

- Các khoản xóa nợ chưa tập hợp được đầy đủ hồ sơ theo quy định. Không theo dõi nợ khó đòi đã xử lý.

- Không hạch toán lãi thanh toán nợ quá hạn (Tức khách hàng nợ quá hạn và tính toán khoản lãi phải thu nhưng không hạch toán)

- Chưa tiến hành phân loại các khoản phải thu theo quy định mới: phân loại dài hạn và ngắn hạn.

- Hạch toán phải thu không đúng kì, khách hàng đã trả nhưng chưa hạch toán.

- Theo dõi khoản thu các đại lý về lãi trả chậm do vượt mức dư nợ nhưng chưa xác định chi tiết từng đối tượng để có biện pháp thu hồi.

- Chưa lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc lập dự phòng nhưng trích thiếu hoặc trích thừa, vượt quá tỉ lệ cho phép (Hồ sơ lập dự phòng chưa đầy đủ theo quy định).

- Không thành lập hội đồng xử lý công nợ khó đòi và thu thập đầy đủ hồ sơ các khoản nợ đã xóa nợ cho người mua.

- Cuối kì (tức là cuối năm)chưa tiến hành đánh giá lại để hoàn nhập dự phòng hay trích thêm.

File excel điều chỉnh số liệu

FILE EXCEL ĐIỀU CHỈNH SỐ LIỆU BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHI PHÁT HIỆN SAI VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NGHIỆP VỤ PHÁT HIỆN SAI TRỞ THÀNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐÚNG

File gồm 4 sheet

1. Sheet: BCDSPS (Bảng cân đối số phát sinh) các bạn nhập liệu số liệu trước điều chỉnh vào đây (Chỉ nhập số dư từng tài khoản từ loại 1 đến loại 4. Lấy trên bảng cân đối số phát sinh mà bị sai đó)

2. Sheet But toan DCC=> Các bạn nhập những nghiệp vụ điều chỉnh vào đây (Những nghiệp vụ mà các bạn cần phải ghi nhận vào trong năm mà bị sai đó). Nhớ là nhập theo tài khoản mà các bạn đã tạo bên sheet. BCDSPS

3. Sheet BCD 2003=> Tự động nhảy ra Bảng cân đối kế toán đúng sau khi đã ghi vào đầy đủ 2 sheet BCDSPS và Sheet But toan DCC

4. Sheet KQKD-P1 d.chinh=> Nhập số liệu tại cột D (Trước kiểm toán)=> Nó tự động nhảy ra cột F Sau kiểm toán

Download File

tại đây

Hạch toán góp vốn bằng ngoại tệ trên giấy phép đầu tư của công ty có vôn đầu tư nước ngoài

HẠCH TOÁN PHẦN GÓP VỐN CỦA CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN NGOẠI TỆ

Công ty em giấy phép đầu tư là 50.000 usd tương đương 1.160.000.000 VND, khi tiền đầu tư về là 50.000 usd. em quy đổi theo tỷ giá mua vào là 23.115 tương dương 1.155.750.000 như vậy sẽ có chênh lệch 4,250,000 (1.160.000.000-1.155.750.000).

Trả lời: Hạch toán phần vốn góp theo giấy phép đầu tư là tập trung vào số tiền ngoại tệ góp đã đủ hay chưa, đừng quan tậm đến quy đổi ra Việt Nam Đồng rồi so sánh với Việt Nam Đồng quy đổi trong giấy phép. KHÔNG CÓ ĐƯỢC HẠCH TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ GÌ Ở ĐÂY CẢ. Hạch toán nghiệp vụ trên như sau
N1122: 1.155.750.000
Có 4111: 1.155.750.000

Trích nguyên tắc ghi nhận của tài khoản 411 trong TT200

c) Các doanh nghiệp chỉ hạch toán vào TK 411 - “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” theo số vốn thực tế chủ sở hữu đã góp, không được ghi nhận theo số cam kết, số phải thu của các chủ sở hữu.=> Do đó, sẽ không có nghiệp vụ nợ 1388 Có 4111 nhé cả nhả
e) Xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ
- Khi giấy phép đầu tư quy định vốn điều lệ của doanh nghiệp được xác định bằng ngoại tệ tương đương với một số lượng tiền Việt Nam Đồng, việc xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ (thừa, thiếu, đủ so với vốn điều lệ) được căn cứ vào số lượng ngoại tệ đã thực góp, không xem xét tới việc quy đổi ngoại tệ ra Việt Nam Đồng theo giấy phép đầu tư.

Về Trang đầu

Địa chỉ văn phòng

19/12E, Thới Tứ, Thới Tam Thôn, Hóc Môn, TP. HCM

0337.747.347