SÁCH THỰC HÀNH MISA TRÊN BỘ CHỨNG TỪ THỰC TẾ
Các bạn có thể xem BỘ THỰC HÀNH KẾ TOÁN TRÊN PHẦN MỀM MISA DÀNH CHO NGƯỜI CHƯA BIẾT ĐỂ BIẾT CÁCH TÌM HIỂU QUY TRÌNH CŨNG NHƯ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI ĐÂY
SAU ĐÓ, CÁC BẠN TÌM KIẾM PHẦN MỀM ĐỂ làm kế toán trên phần mềm chứ ít ai làm kế toán bằng excel lắm (Vì có nhiều báo cáo quản trị mà phần mềm kế toán sẽ đáp ứng). Còn excel thì rất khó. Tôi khuyên bạn nên dùng phần MỀM MISA ĐỂ LÀM KẾ TOÁN (Vì misa có rất nhiều báo cáo quản trị sẽ đáp ứng nhu cầu của Sếp). Tháng 2 tôi sẽ ra bộ sách làm kế toán trên misa
Các bạn theo dõi web này để biết về sách làm kế toán trên phần mềm misa khi tôi phát hành
VẬY LÀ ĐÃ XONG PHẦN KẾ TOÁN. Các bạn chuyển sang làm NHỮNG CÔNG VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ. Liệt kệ ra những báo cáo thuế làm định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm gồm thời gian kê khai cũng như thời gian nộp tiền thuế (Các bạn tập trung vào mấy loại thuế sau đây: thuế GTGT. TNDN, TNCN và hóa đơn điện tử). Liên hệ với cty bán chữ ký số cũng như hóa đơn điện tử để mua chữ ký số và hóa đơn điện tử để dùng (vì từ 1/11/2020 bắt buộc dùng hóa đơn điện tử. Họ sẽ hướng dẫn cho các bạn cách dùng hóa đơn điện tử cũng như tư vấn sửa lỗi khi dùng chữ ký số của họ)
Các bạn có thể tham khảo sách
SAU ĐÓ CÁC BẠN XEM CTY MỚI HOẠT ĐỘNG THÌ LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG THÌ các bạn phải tiến hành đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động mà có ký hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên. Liên hệ các Cty bán phần mềm liên quan đến kê khai bhxh bằng điện tử để mua và họ hướng dẫn cho các bạn cách dùng phần mềm. Chịu khó đọc luật lao động, bhxh, kinh phí công đoàn
Lưu ý: SAU KHI CÁC BẠN ĐÃ NẮM ĐƯỢC TÍNH CHẤT CỦA TỪNG TÀI KHOẢN TỪ LOẠI 1 ĐẾN LOẠI 9=>SAU ĐÂY TÔI TÓM LẠI CÁC Ý CỦA TÍNH CHẤT CỦA TỪNG TÀI KHOẢN (TỪ LOẠI 1 CHO ĐẾN LOẠI 9) ĐỂ CÁC BẠN NẮM RÕ HƠN
+Tài khoản loại 1;2;6;8: Phát sinh TĂNG ghi bên Nợ, phát sinh GIẢM ghi bên Có;
+Tài khoản loại: 3;4;5;7: Ngược lại, phát sinh TĂNG ghi bên Có, phát sinh GIẢM ghi bên Nợ.
=> Chỉ có 3 dòng thôi nhưng nó sẽ giúp ích các bạn rất nhiều trong quá trình học, trước mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, để định khoản được ta chỉ cần xác định xem nghiệp vụ đó liên quan đến tài khoản nào, tài khoản đó thuộc loại nào, phát sinh tăng hay giảm.
Về số dư tài khoản:
+Tài khoản loại 1;2 có số dư bên Nợ; Số dư cuối kỳ bên nợ=Số dư đầu kỳ bên nợ 1;2+Phát sinh tăng bên nợ-Phát sinh giảm bên có.
+Tài khoản loại 3;4 có số dư bên Có; Số dư cuối kỳ bên có=Số dư đầu kỳ bên Có 3;4+Phát sinh tăng bên có-Phát sinh giảm bên Nợ
+Tài khoản loại 5;6;7;8;9 không có số dư (đây là tài khoản dùng để kết chuyển xác định kết quả kinh doanh, phát sinh bao nhiêu thì kết chuyển bấy nhiêu vào tài khoản 911. Do đó số dư = 0. Tổng phát sinh bên nợ phải bằng tổng phát sinh bên có).
Vậy với Ví dụ này: Ngày 1/1/2017 Rút tiền gửi ngân hàng ACB về nhập quỹ tiền mặt là 10.000.000=> Nghiệp vụ này ảnh hưởng 2 tài khoản đối tượng là Tiền Mặt và Tiền gửi ngân hàng ACB
=>Vậy trong 2 đối tượng trên thì đối tượng TIỀN GỬI NGÂN HÀNG GIẢM VÀ ĐỐI TƯỢNG TIỀN MẶT TĂNG
=>Vậy trong 2 đối tượng trên thì đối tượng TIỀN GỬI NGÂN HÀNG VÀ ĐỐI TƯỢNG TIỀN MẶT LÀ TÀI SẢN.
=>Vậy trong 2 đối tượng trên Tiền Mặt Ghi Nợ (Vì Tài sản tăng) và Tiền Gửi ngân hàng Ghi Có (Vì Tài sản giảm)
Bước 4: Sau khi các bạn đã xác định được những đối tượng kế toán nào rồi cũng như xác định được loại đối tượng kế toán là (Tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí) và cũng đã xác định được tăng giảm của từng đối tượng kế toán cũng như xác định được Ghi nợ và Ghi có của từng đối tượng kế toán. Các bạn chỉ còn 1 việc duy nhất là Do từng đối tượng kế toán đó là TÀI KHỎAN NÀO TRONG DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN THÔNG TƯ 200 LÀ XONG
Với ví dụ trên thì Tiền Mặt DÒ TRONG DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN THÔNG TƯ 200 LÀ Tài khoản 1111; Tiền Gửi ngân hàng DÒ TRONG ANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN THÔNG TƯ 200 LÀ tài khoản 1121. Vậy sẽ ghi như sau:
Nợ Tiền Mặt (Nợ 1111): 10.000.000
Có Tiền gửi ngân hàng ACB (Có 1121): 10.000.000
DƯỚI ĐÂY LÀ 1 VÀI VÍ DỤ ĐỂ CÁC BẠN THỰC HÀNH 4 BƯỚC NHƯ TRÊN
Ví dụ 1 : Khách hàng A trả tiền mặt cho Công ty là 10 triệu đồng vào ngày 5/5/2017. Mà khách hàng A mua thiếu từ tháng 2/2017. Nên ngày 5/5/2017, khách hàng A đến Cty để trả tiền mặt
Giải:
•B1: Nghiệp vụ này ảnh hưởng 2 đối tượng kế toán là Tiền Mặt và Phải thu khách hàng. Tiền mặt tăng và Phải thu khách hàng giảm
•B2: Tiền Mặt và Phải thu khách hàng đều là TÀI SẢN. Bởi vì mình có quyền kiểm soát tiền mặt và có quyền kiểm soát khoản phải thu khách hàng nên nó là TÀI SẢN.
•B3: Tiền Mặt tăng Ghi Nợ (Vì là tài sản) và Phải thu khách hàng giảm Ghi Có (Vì là tài sản)
•B4: Dò trong danh mục hệ thống thông tư 200 thì Tiền Mặt là tài khoản 1111. Phải thu khách hàng là tài khoản 131
Nợ 1111 (Tiền Mặt): 10 .000.000
Có 131 (Phải thu khách hàng): 10 .000.000
Ví dụ 2: Mua Ti vi cho Công ty chưa trả tiền cho Nhà cung cấp Nguyễn Kim, Trị giá 30 triệu chưa VAT và thuế VAT là 3 triệu (Nguyễn Kim sẽ xuất hóa đơn GTGT cho Công ty chúng ta)
GIẢI:
•B1: Vậy nghiệp vụ này là ảnh hưởng đến từ ngữ là Ti vi và Nhà cung cấp Nguyễn Kim chưa trả tiền và Phần thuế GTGT đầu vào.
Mua ti vi nên chúng ta có Ti vi nên Ti vi tăng lên
Thuế GTGT đầu vào tăng lên vì đây là Hóa đơn GTGT đầu vào
Chưa trả tiền cho nhà cung cấp Nguyễn Kim nên khoản phải trả nhà cung cấp này tăng lên
•B2: Ti Vi là Tài sản vì Công ty có quyền kiểm soát nó. Phải trả nhà cung cấp Nguyễn Kim nó là Nguồn vốn nguồn hình thành nên Cái TiVi này Vì Công ty mua thiếu nên có nghĩa vụ phải trả cho nhà cung cấp Nguyên Kim. Tài sản là TiVi Ghi Tăng và Nguồn vốn hình thành nên cái Tivi là 1 khoản nợ phải trả nhà cung cấp Nguyễn Kim chưa trả tiền tức là khoản phải trả tăng lên cũng Ghi Tăng.
•B3: Tivi tăng Ghi Nợ (Vì Tài sản thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp) và Phải trả nhà cung cấp tăng Ghi Có (Vì là Nguồn vốn hình thành nên Tài sản là Ti vi và trong trường hợp này là Nguồn vốn là nợ phải trả). Thuế GTGT đầu vào là tài sản vì đây là khoản thuế GTGT đầu vào mang lại lợi ích trong tương lai nên nó là Tài sản và nó tăng lên Ghi Nợ (Còn không thì chúng ta có thể thuộc bằng cách đây là Bộ chứng từ đầu vào vì mua vào nên Thuế GTGT đầu vào phải ghi tăng và 100% nó là tài sản, có thể thuộc như vậy cho nó dễ)
•B4: Dò trong danh mục hệ thống tài khoản thông tư 200 thì Ti vi có giá trị từ 30 triệu nên nó là tài sản loại 1 và loại 2 (Còn vấn đề xác định đúng nó là tài khoản chi tiết nào thì các bạn phải học qua từng chương của Bộ sách Tự học kế toán bằng hình ảnh thì các bạn sẽ rõ nó là tài sản chi tiết nào. Còn dưới gốc độ bài viết này các bạn chỉ biết nó là tài sản loại 1 và loại 2 thôi). Còn nếu chi tiết của nghiệp vụ này thì nó có thể là 1561 hoặc 211 (Vì phải phụ thuộc vào Đây là Công ty kinh doanh thương mại mua Ti vi về để bán thì lúc này là 1561 Hay là Công ty không phải là kinh doanh thương mai ti vi thì lúc này sẽ là 2114)
Nợ Tivi (Loại 1;2): 30 .000.000
Nợ 133 (1;2) Thuế GTGT đầu vào: 3.000.000
Có 331 (Phải trả nhà cung cấp) Nguyễn Kim: 33.000.000
Ví dụ 3: Tạm ứng tiền mặt cho Mr A đi công tác Hà Nội 2 ngày là 10 triệu=> Nghiệp vụ này ảnh hưởng đến từ ngữ là TẠM ỨNG VÀ TIỀN MẶT. Vậy tạm ứng là tài khoản 141 và tiền mặt là tài khoản 111.
GIẢI
•B1: Nghiệp vụ này ảnh hưởng 2 đối tượng kế toán là Tiền Mặt và Tạm ứng cho Mr A. Tiền mặt Giảm vì chi ra và Tạm ứng cho Mr A tăng (Vì Mr A đang giữ khoản tiền này của Công ty để làm 1 Công việc gì đó nên Công ty đang theo dõi Mr A khoản tiền tạm ứng này)
•B2: Tiền Mặt và Phải thu khách hàng đều là TÀI SẢN. Bởi vì mình có quyền kiểm soát Tiền mặt và có quyền kiểm soát khoản tạm ứng này nên nó là TÀI SẢN.
•B3: Tiền Mặt chi ra nên Giảm Ghi Có (Vì là tài sản) và Tạm ứng tăng Ghi Nợ (Vì là tài sản)
•B4: Dò trong danh mục hệ thống thông tư 200 thì Tiền Mặt là tài khoản 1111. Tạm ứng là tài khoản 141
Nợ 141 (Tạm ứng): 10 .000.000
Có 1111(Tiền mặt): 10 .000.000
✧✧BỔ SUNG THÊM ĐỂ CÓ TINH THẦN LUYỆN NGHIỆP VỤ NỢ VÀ CÓ✧✧
Để thành thạo luyện ghi nợ và ghi có của tài khoản, không còn cách nào khác phải luyện tập mà thôi, có nhiều cách để luyện nghiệp vụ nợ và có như sau:
+Cách 1: Làm theo hướng dẫn như trên, áp dụng cho những người lười học danh mục hế thống tài khoản trước (Nhưng trước sau gì cũng học thuộc danh mục hế thống tài khoản trước mà thôi)
+Cách 2: Học thuộc danh mục hệ thống tài khoản trước thì vấn đề xác định nghiệp vụ ảnh hưởng đến tài khoản nào trong bộ chứng từ sẽ trở nên dễ dàng hơn
Dưới đây là 1 số cách luyện nghiệp vụ nợ và có
Lấy thông tư 200 ra học, trong thông tư sẽ hướng dẫn cho rất nhiều trường hợp hạch toán nợ và có, sẽ giúp cho bạn làm quen với vấn đề hạch toán nợ và có
CHÚNG TA CHỈ KÊ KHAI VÀO CHỈ TIÊU 23,24,25 LÀ HOÁ ĐƠN GTGT CỦA CTY MÀ THỰC TẾ CÓ XẢY RA.
+KO PHÂN BIỆT CÓ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC KHẤU TRỪ HAY KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC KHẤU TRỪ NHƯNG THỰC TẾ CÓ XẢY RA TẠI CTY.
+KHÔNG PHÂN BIỆT HOÁ ĐƠN GTGT CỦA MẶT HÀNG KO CHỊU THUẾ HAY KO KÊ KHAI TÍNH THUẾ
☛NOTE:
+HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG KO KÊ KHAI (Vì nó ko phải là hoá đơn GTGT)
+HOÁ ĐƠN MÀ KO CÓ THỰC TẾ XẢY RA THÌ KO KÊ KHAI (Ví dụ đi mua hoá đơn. Nhà cung cấp tự xuất cho Cty chúng ta)
CÁCH NHÌN TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH. PHÁT HIỆN RA ĐƯỢC NHỮNG RỦI RO CÓ THỂ KẾ TOÁN ĐANG LÀM SAI. (ĐÃ CÓ VIDEO RỒI VÀO KÊNH XEM NHÉ)
1. Tiền mặt còn nhiều mà vẫn đi vay
2. Tài khoản 133 và 33311 cả 2 đều có số dư cuối kỳ
3. Tài khoản doanh thu (511) nhỏ hơn 632
4. Thấy tài khoản 1388,1381 còn rất nhiều số dư cuối kỳ cũng như tài khoản 3388;3381 còn sồ dư cuối kỳ rất nhiều
5. Tạm ứng TK 141 còn số dư rất nhiều
6. Tài khoản 154 ko còn số dư ĐỐI VỚI doanh nghiệp dịch vu và DN SX
7. Doanh thu giảm nhưng TK hàng tồn kho 155,1561 với số dư cuối kỳ càng tăng
8. Hay là doanh thu giảm nhưng tài khoản hàng tồn kho 152 lại tăng
9. Tài khoản 334 luôn có dư cuối kỳ bằng không (Vì ko có Cty nào mà tính lương rồi trả lương cuối tháng bao giờ cả. Rất ít).
10. Tài khoản 131 có số dư cuối kỳ bên có với số tiền lớn mà ko có biến động giữa đầu năm so với cuối năm (Có thể là khách hàng đã CK mà Cty đã bán hàng rồi nhưng chưa xuất hoá đơn)
12. Tài khoản 241 đã hoàn thành rồi mà chưa kết chuyển sang 211 để trích khấu hao (Vì thực tế đã đưa vào sử dụng). Với lý do là chưa có đầy đủ hoá đơn chứng từ. Vì thấy còn tồn tại rất lâu từ năm này sang năm khác
13. Tài khoản 153 còn số dư cuối kỳ với số tiền lớn và xem bảng chi tiết toàn bộ là máy vi tính. Ko ai mua máy vi tính mà nhập kho cả
14. Tài khoản bên có 214 trích khấu hao rất ít so với nguyên giá tài sản cố định 211;213
15. Doanh nghiệp có phát sinh đi vay với số tiền lớn nhưng chi phí lãi vay 635 rất ít. Do đó, cần xem xét đơn vị đã ghi đủ chi phí lãi vay chưa cũng như xem thử là doanh nghiệp có vốn hoá chi phí lãi vay hay không
16. Doanh thu tăng so với năm trước nhưng lợi nhuận lại giảm hoặc thậm chí là lỗ